Page 144 - HỘI THẢO KHOA HOC 18.5.2022
P. 144
phải được dán nhãn UKCA (tiêu chuẩn đánh giá sự phù hợp của Vương quốc Anh) (Theo Viện
Tiêu chuẩn Anh (BSI)).
Trong khi đó, năng lực khai thác, chế biến gỗ và sản phẩm gỗ, khả năng đáp ứng các rào cản
của doanh nghiệp ở thị trường Anh còn nhiều hạn chế, cùng với một số khó khăn, hạn chế nói
chung của Việt Nam. Điều này sẽ gây nhiều trở ngại cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm
gỗ sang thị trường này.
5. Kết luận và một số đề xuất
Để đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Anh, các doanh nghiệp cần:
Nghiên cứu kỹ các cam kết của Hiệp định UKVFTA, tận dụng tốt các lợi thế có được từ Hiệp
định để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Anh.
Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng Anh, xúc tiến thương
mại cũng như thường xuyên tham gia hội chợ triển lãm về ngành hàng gỗ trong nước và ngoài
nước (đặc biệt là các hội chợ đồ nội thất tại Anh như January Furniture Show – Sự kiện triển lãm
nội thất lớn nhất tại Anh).
Cần tìm hiểu, tuân thủ các qui định của thị trường, nguồn gốc nguyên liệu gỗ theo hướng thân
thiện với môi trường sống, có trách nhiệm xã hội; nắm vững các tiêu chuẩn chất lượng, đặc biệt
là các tiêu chuẩn về an toàn và chống cháy đối với sản phẩm gỗ.
Không ngừng đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, cải tiến mẫu mã nhằm tạo sự độc đáo và khác
biệt so với đối thủ; đầu tư kho hàng, đảm bảo tiến độ giao hàng…
Bên cạnh đó cần có sự hỗ trợ, phối hợp của các cơ quan ban ngành, các hiệp hội, các nhà nghiên
cứu... nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu vào thị trường Anh. Trong quá
trình thực thi UKVFTA không thể thiếu vai trò của Chính phủ trong việc cải thiện năng lực thể
chế, pháp lý, tạo ra môi trường kinh doanh ngày càng minh bạch và thuận lợi hơn…
Kết luận: Hiệp định UKVFTA tạo ra nhiều cơ hội xuất khẩu hấp dẫn cho hàng hóa nói chung,
ngành gỗ và sản phẩm gỗ nói riêng của Việt Nam khi nhu cầu của thị trường Anh đã dẫn hồi phục
sau khi đại dịch Covid-19 đã được khống chế thành công. Theo đó, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam
cần phải tận dụng hiệu quả các ưu đãi do Hiệp định mang lại nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
sang thị trường tiềm năng này.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Công thương. (2022). Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2021. Hà Nội: NXB Công
thương.
2. Bộ Công thương – Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ. (2020). Thông tin xuất khẩu vào thị
trường EU - Ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ. Hà Nội: NXB Công thương.
3. Cục Xúc tiến thương mại - Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường (2015), Bản tin ngành
hàng gỗ và sản phẩm gỗ, Hà Nội.
4. Cục Xúc tiến thương mại - Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường (2013), Báo cáo nghiên
cứu: Thị trường hàng trang trí nội thất EU, Hà NộiDominick Salvatore. (2016). International
Economics, 12th Edition. USA: Wiley
143