Page 299 - Xuan Giap Thin 2024 FINAL 2
P. 299
Xuân Trên Xứ Đài
TT-Thái An
Tết Ta năm 1975 là cái tết cuối cùng gia đình tôi xum họp và ăn tết tại Sài Gòn,
Nam Việt Nam.
Tết Ta năm 1976, là cái tết đầu tiên gia đình tôi ăn tết trên xứ người, hoặc xứ Đài
Loan. Quê hương của cha tôi.
Tết Ta ở Việt Nam theo Âm Lịch của người Tàu, vì thế tết của Tàu vào ngày nào
thì tết mình cũng vào ngày đó. Người Tàu gọi Tết là Tiết Xuân. Có lẽ người Việt cổ xưa
đọc trại theo âm Hán Việt “Tiết” thành ra “Tết”?
Ở miền Nam Việt Nam, đón tết phải có cành Mai Vàng, phải có dưa hấu đỏ. Dù
có rất nhiều loại hoa bán ở chợ tết, nhưng hoa Mai vàng vẫn là hoa tượng trưng cho ngày
tết, cho mùa xuân.
Miền Bắc Việt Nam thì Tết phải có hoa Đào đỏ thắm, dù Thủy Tiên cũng được các
gia đình trung lưu đem về tỉa tót để nở hoa đúng ngày mùng một Tết. Dù có rất nhiều
loại hoa bầy bán ở chợ Tết, hoa Đào vẫn được xem là hoa của mùa Xuân. Nhà nào cũng
cố mua cho được một cành đào về chưng bầy mấy ngày tết.
Nhưng tại Đài Loan thì chẳng có hoa nào được xem là đặc biệt của Tiết Xuân, dù
ngoài chợ bán cả trăm thứ hoa, dù đa số các phụ nữ trung lưu đều học qua nghệ thuật
cắm hoa của Nhật, họ cắm hoa thật đẹp, đặt trong phòng khách thật lịch lãm. Một chậu
hoa khi cắm xong kết hợp nhiều loại hoa khác nhau, mỗi nhà mỗi kiểu tùy theo người
cắm thích các loại hoa gì thì cắm các thứ đó. Dù hoa Mai là Quốc Hiệu của Trung Hoa
Dân Quốc, ngoài chợ tết cũng chẳng có cành hoa Mai nào được bầy bán cả.
Củ Thủy Tiên cũng được bày bán ở chợ trước tết cả 2-3 tuần nhưng ít người biết
chơi hoa này vì họ chỉ đem về xếp vào chậu hoa tròn và thấp rồi chế nước vào xâm xấp,
299