Page 302 - Xuan Giap Thin 2024 FINAL 2
P. 302

Lạp Xưởng không lạ gì với người Việt Nam.  Nhưng lạp dục có lẽ không thịnh

          hành ở Việt Nam vì không biết mua về làm gì dù vài thớt thịt heo của người Tàu có bầy

          bán.  Các dân tộc thiểu số ở Lào Cai, Cao Bằng hay Lạng Sơn,  Bắc Việt Nam hay làm thịt
          trâu phơi khô treo gần bếp và gọi là “Thịt trâu gác bếp”.


                 Cách ăn lạp dục dễ lắm, mua lạp dục về rửa sơ nước sôi rồi xắt lát xeo xéo theo bề
          ngang, dầy độ gần 1 cm, cho vào đĩa sâu đáy, rải đường phèn lên đem hấp cách thủy độ

          20 phút. Khi chín, phần mỡ có mầu trong veo. Người ta hay ăn lạp dục và lạp xưởng
          chung với nhau nên hay hấp chung hai món này.  Khi thịt chín, đem ra xịt xì dầu lên, ăn

          với cơm cho thêm vài cọng cải xanh loại cải Làn hay cải Thượng Hải đều ngon.

                 Pháo chuột của người Đài Loan cũng khác với pháo chuột của người Việt vì nó có

          vẻ to hơn, nhưng cuốn lỏng hơn vì họ không cuốn chặt, họ nhuộm màu hồng chứ không

          phải mầu đỏ, và chỉ nhuộm một lớp bên ngoài nên khi đốt lên pháo không kêu thanh và
          giòn như pháo của Việt Nam mà kêu bộp bộp.  Xác pháo khi bay rớt xuống trước nhà là

          một đám giấy vụn màu nâu nhạt như bao xi măng, trông không đẹp như xác pháo mầu

          đỏ ở Việt Nam trước 1975, vì họ nhuộm đỏ từ trong ra ngoài vỏ pháo.

                 Họ còn một thứ hàng tết mà ở Việt Nam từ ngày hết dùng chữ Hán thì hết thịnh

          hành, đó là câu đối, câu liễn.  Thời buổi văn minh nên không còn các ông đồ ngồi viết
          câu đối thuê ở các chợ.  Họ đã có các công ty in ấn sản xuất hàng loạt các câu đối, câu

          liễn trên các nền giấy đỏ láng bóng và chữ thếp vàng rất bay bướm.  Có những người cả

          năm không bán hàng chợ, nhưng tết lại kiếm thêm chút đỉnh bằng cách bán câu đối, bầy
          trên 1 cái xe ba bánh có thanh ngang để treo câu đối đầy chung quanh xe, trông rất đẹp

          mắt.

                 Các tiệm bán quần áo thì tha hồ hột bạc vì ai cũng vội mua sắm quần áo mới cho

          mình và con cái.  Họ cũng có phong tục dắt con về nhà ông bà nội để chúc tết ngày mùng

          một. Mùng hai thì dắt con về nhà ông bà ngoại chúc tết.

                 Chiều 30 tết khoảng giờ cơm tối, mọi đường phố đều im lìm vì các cửa tiệm đã

          đóng cửa.  Khu nhà ở cũng im lìm. Có người về quê, có người ở lại thì chuẩn bị bầy bàn
          thờ trước cửa nhà, đồ ăn thức uống bầy ê hề đầy nhóc, kín cả cái bàn loại bàn ngồi học

          bài của con cái.  Đồ cúng giao thừa thế nào cũng có con gà luộc, miếng thịt luộc, niển cao
          và bánh kẹo. Có lẽ họ cúng Ông Thiên, Ông Thần Tài, Ông Phúc, Ông Lộc, Ông Thọ.

          Nhà nào ở tầng trên (vì đa số ở chung cư nhiều tầng, nhà ở Đài Loan đắt lắm) thì bầy
                                                                                                           302
   297   298   299   300   301   302   303   304   305   306   307