Page 14 - Di san van hoa An Duong
P. 14

Hoàng Công Thản, làng Đào Yêu (xã Hồng Thái); Nguyễn Giản, Nguyễn Nhạc,
              làng Kiến Phong, Nguyễn Xuân, làng Vụ Bản... Các ông xuất thân từ tầng lớp
              thường dân, nhưng qua chiến trận và đặc biệt qua chiến dịch Bạch Đằng năm
              1288, các ông đã trở thành những bậc tuấn kiệt, lập nên những chiến công oai

              hùng. Trong những danh tướng trên có Nguyễn Danh Uy được Hưng Đạo Vương
              Trần Quốc Tuấn hai lần về tận địa phương mời ra cầm quân đánh giặc. Do có
              công lao lớn trong hai cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên-Mông, Ngài được

              vua Trần đặc ân hai lần phong thang mộc ấp. Nguyễn Xuân ở trang Vụ Bản, theo
              thần tích địa phương và sách “Đại Nam nhất thống chí” của triều Nguyễn ghi
              chép ông đỗ khoa cử cao ở triều Trần, tham gia đại chiến Bạch Đằng năm 1288
              và được phong tước “Kinh lược sứ”. Khi mất, được vua Trần Nhân Tông phong

              làm Phúc thần, cấp tiền cho dân địa phương dựng miếu phụng thờ. Chiến thắng
              Bạch  Đằng  năm  1288,  thống  kê  qua  thần  tích  của  các  làng  xã  ghi  chép,  Hải
              Phòng có trên 30 danh tướng trực tiếp tham gia, trong số đó huyện An Dương có

              10 vị (chiếm gần 30%). Cuối thời Trần có Vũ Dao, Vũ Sào là anh em sinh đôi
              người làng Vĩnh Khê (xã An Đồng), có công diệt trừ hôn quân Dương Nhật Lễ,
              đánh giặc xâm lược Chiêm Thành bảo vệ xa giá cho vua Trần Duệ Tông rút khỏi
              kinh thành Thăng Long. Hai ông đã anh dũng hy sinh trên chiến trường và đã

              hiển thánh làm Thành hoàng. Lễ hội vật truyền thống kỷ niệm ngày sinh của hai
              ông vào ngày 7 tháng Giêng hằng năm, nay là di sản văn hóa phi vật thể được
              Nhà nước ghi danh. Thời kỳ nhà Hồ, làng Đồng Dụ có gia đình Ngài Nguyễn Đại

              Phạm, gồm 7 cha, con đã theo nhà Hậu Trần (1400 - 1407) chống quân Minh xâm
              lược. Các ông hy sinh anh dũng trên chiến trường và được người dân phụng thờ
              làm Thành hoàng.

                   Trong cuộc khởi nghĩa 10 năm chống nhà Minh xâm lược (1418 - 1427), do
              anh hùng Lê Lợi lãnh đạo, làng Vụ Nông (xã Đại Bản) có 7 anh em họ Phạm, trong

              đó có một vị là nữ, tham gia kháng chiến, sau khi hóa các Ngài được tôn làm
              Thành hoàng của nhiều làng thuộc huyện An Dương, huyện Kinh Môn và được
              xây dựng đình để phụng thờ (đình Nước, xã Đại Bản). Thời Hậu Lê (thế kỷ XVIII),

              làng Khinh Dao (xã An Hưng) có Tiến sĩ Phạm Đình Trọng, một danh thần, văn,
              võ toàn tài có nhiều công lao với dân, với nước. Ngay khi còn sống, ông đã được
              nhiều địa phương lập đền thờ, khi mất được vua Lê ban sắc phong tước Vương,

              phong  phúc  thần  và  gửi  đối  liễn  phúng  viếng.  Phạm  Đình  Trọng  làm  Thành
              hoàng làng Khinh Dao và nhiều địa phương trong ngoài thành phố Hải Phòng.



                                                  DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG     14
   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19