Page 12 - Di san van hoa An Duong
P. 12

hóa” của Hải Phòng; Cây bàng tại đình Dụ Nghĩa (Lê Thiện), tuổi đời trên 500
              năm; Cây thị ở từ đường họ Trần Hữu, làng Tri Yếu (xã Đặng Cương) có tuổi trên
              800 năm, là cây có tuổi đời cao nhất trong 2 loại cây trên được vinh danh ở Hải
              Phòng; Cây bồ đề ở chùa Găng, Dụ Nghĩa (xã Lê Thiện), trên 200 năm tuổi, cây

              mọc trùm trên ngôi tháp mộ cổ, một hiện tượng thiên nhiên rất hy hữu, diệu kỳ
              tại một nơi tổ đình nổi tiếng linh thiêng.

                   Trong suốt chiều dài lịch sử hình thành phát triển, nhất là trong những cuộc
              kháng  chiến  chống  giặc  ngoại  xâm  của  dân  tộc,  thời  nào  An  Dương  cũng  có
              những người con ưu tú góp công sức to lớn xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.

              Ngay từ thời sơ khai của nhà nước Văn Lang, quốc gia đầu tiên của người Việt,
              triều Hùng Định Vương tại làng Nông Xá (có tên là làng Ngò nay thuộc xã Tân
              Tiến) đã có Nguyễn Hưng, Nguyễn Hiền, hai anh em sinh đôi đều làm Lạc tướng.

              Các ông được vua cử sang nước Chu cống Bạch trĩ (chim trĩ trắng). Câu chuyện
              ngoại giao đầu tiên của quốc gia Văn Lang với thời đầu nhà Chu (Chu Thành
              Vương năm 1063 - 1027 trước Công nguyên) đã được lịch sử nước ta ghi chép. Hai
              ông có thể xếp vào những nhà ngoại giao đầu tiên của người Việt Nam. Hai ông

              sau này dạy dân cày cấy, mở mang điền địa tại quê hương. Hai ông là Thành
              hoàng làng Nông Xá. Thời Hùng Duệ Vương (vua Hùng thứ 18), có anh em sinh
              đôi trong gia đình họ Phạm là Chiêu Minh (Hoàng Triều), Chiêu Văn (Hoàng Bá)

              ở làng Kiều Yêu Hạ (xã Quốc Tuấn), các ông là nghĩa tử của Cao Sơn Đại Vương,
              một quốc trụ của triều Hùng. Hai ông có công với dân, với nước nên được người
              dân phụng thờ làm Thành hoàng. Cũng thời Hùng Vương thứ 18, làng Tri Yếu (xã
              Đặng Cương), người họ Trần thường gọi Chàng Rồng, danh tướng của triều Hùng

              có nhiều công lao, sau khi hóa, ông được tôn làm Thành hoàng. Trong cuộc khởi
              nghĩa  Hai  Bà  Trưng  năm  40  sau  Công  nguyên,  có  bảy  anh  em  Hoàng  Độ,  tuy
              nguyên quán làng Nại Xuyên, huyện Kim Thành đối ngạn với làng Ngọ Dương (xã

              An Hòa), nhưng các ông rất gắn bó với người dân Ngọ Dương, sau khi hóa, Hoàng
              Độ được tôn làm Thành hoàng làng Ngọ Dương. Tại làng Mỹ Tranh (xã Nam Sơn)
              nơi chiến địa của thanh nữ Mãn Nang rất trẻ mới qua tuổi thiếu niên đã tham gia

              cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Các Ngài làm tướng của Hai Bà Trưng đã lập nhiều
              chiến công đánh giặc Đông Hán, sau đều hiển linh làm Thành hoàng làng. Trong
              dịp tưởng niệm ngày Hoàng Độ hóa ở Ngọ Dương (ngày 25 tháng Chạp), hằng

              năm có Lễ hội bơi trải truyền thống - nay trở thành di sản văn hóa phi vật thể
              được Nhà nước ghi danh.



                                                  DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG     12
   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17