Page 15 - Di san van hoa An Duong
P. 15
Thời Nguyễn có ngài Nguyễn Khoa Dục, nguyên quán làng Trạm Bạc (xã Lê Lợi),
ông thuộc dòng dõi quan lại cao cấp của triều đình Nguyễn. Ông dẹp loạn phỉ ở
vùng Đông Bắc và hy sinh trên chiến trường, sau khi hóa làm Thành hoàng làng
Trạm Bạc, ông được thờ tại đền “Trung liệt” của quốc gia tại Kinh thành Huế
(Hậu duệ của ông có đồng chí Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị,
Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương).
An Dương cũng là miền quê có truyền thống khoa bảng, nhiều vị đỗ đạt cao
thời Nho học. Ngay từ thời Trần (thế kỷ XIII), vào những khoa thi rất sớm do triều
đại phong kiến tổ chức, An Dương đã có 3 vị đỗ Đại khoa. Có thể nói các ông Nghè
thời Trần trên của huyện An Dương là những vị khai khoa cho thành tựu hổ bảng,
bẻ quế của sự nghiệp Nho học thành phố Hải Phòng. Thống kê trong toàn huyện
có 15 vị đạt khoa bảng (đỗ Tiến sĩ), trong đó các làng: Đào Yêu, Ngọ Dương, Tiên
Sa có 2 vị đỗ Đại khoa. Đặc biệt làng Khinh Dao có tới 4 vị đỗ Đại khoa, đây là làng
đứng thứ 2 có nhiều Tiến sĩ trong các làng xã ở Hải Phòng. Các vị Tiến sĩ đều làm
quan phục vụ cho chính thể, có nhiều công lao với dân, với nước, tên tuổi của các
quan Nghè được lưu danh trong sử sách của quốc gia và được tôn vinh khắc trên
bia đá ở nhiều địa phương huyện An Dương xưa. Đặc biệt có vị đã hiển thánh,
được triều đình ban sắc phong và người dân lập đền, miếu phụng thờ. Huyện An
Dương hiện nay còn bảo tồn được một số văn từ, văn chỉ, cùng khá nhiều bia đá
cổ ghi chép về Hội Tư văn, giáo hóa đạo học và ghi danh tôn vinh các vị tiên hiền,
học hiền. Truyền thống hiếu học của người dân còn thể hiện qua những điều
khoản trong hương ước của nhiều thôn, làng trong huyện.
Tiếp nối truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, phong trào đấu tranh của nhân dân An Dương phát triển rất
mạnh mẽ, cùng với nhân dân cả nước làm nên Cách mạng tháng Tám năm 1945
thắng lợi, đánh đuổi thực dân Pháp, phát xít Nhật, giành độc lập dân tộc. Trong 10
năm kháng chiến 1946-1955, quân dân An Dương đã làm nên nhiều chiến công vang
dội “Đường 5 anh dũng”. Năm 1955, Hải Phòng được giải phóng, người dân An
Dương hăng say, sáng tạo lao động sản xuất xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, hàng vạn con em huyện An Dương
lên đường ra chiến trường đánh giặc. Nơi hậu phương, nhân dân An Dương kiên
quyết phấn đấu: “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.
Chiến tranh phá hoại và phong tỏa của giặc Mỹ (1965 - 1968 và 1972), nhiều làng
15 DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG