Page 11 - Di san van hoa An Duong
P. 11
nuôi gà chọi và thi đấu gà chọi. Sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi ghi “Nhị An là
ổ gà”, có nghĩa là hai huyện An Dương, An Lão của trấn Hải Dương là ổ của gà chọi.
Sau này sách “Hải Dương phong vật chí” soạn năm 1812, sách “Hải Dương địa dư”
trong mục thổ sản đều chép: “xã Văn Cú có chọi gà”.
Đời sống hàng nghìn năm gắn bó với sông nước, ruộng đồng đã hun đúc cho
người dân An Dương đức tính cần cù, nghĩa hiệp, quả cảm. Trong các sách sử triều
Nguyễn: “Đồng Khánh dư địa chí”, “Đại Nam nhất thống chí” ghi về đức tính, phẩm
chất của người dân An Dương: “... Dân gần sông nước làm nghề chài lưới...”, “...
Dân có tính cách nghĩa, dũng”, “... Dân thôn chất phác, quê mùa”. Trong cuộc
sống, người An Dương luôn gắn bó, thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong
những lúc hoạn nạn, khó khăn, phẩm chất tốt đẹp đó đã thành lẽ sống của cộng
đồng dân cư. Thời Nguyễn, năm 1851 với sự phát động của Tri huyện họ Lê, các xã
trong huyện An Dương xây dựng quỹ “Nghĩa thương”(義倉 - Kho để làm việc
nghĩa). Quỹ lập bằng hình thức tiết kiệm thóc khi thu hoạch hằng năm và đóng góp
của người dân. Sự kiện trên đã thành một phong trào tốt đẹp, có sức lan tỏa sâu
rộng, được các địa phương hưởng ứng và khắc ghi vào bia đá, đến nay nhiều thạch
thư đó vẫn được bảo tồn. Người An Dương cũng rất trọng lễ, nghĩa và tri thức. Phẩm
chất này được thể hiện thành văn qua hương ước xưa của nhiều thôn, làng. Trong
hương ước lập năm 1935 của làng Lực Nông có ghi: “... Người ta phải nên có nghĩa
độ, sách có chữ “nhân nhi vô lễ” nghĩa là người không có nghĩa độ, dầu sống cũng
như chết...”. Hương ước làng Xuyên Đông năm 1935 ghi về việc học: “... Bổn phận
người ta có con phải cho đi học. Nếu không cho đi học mà để con chơi bời, nghịch
ngợm, sinh hư thời phải phạt. Nhà nào nghèo quá mà có con cho đi học, thời làng
sẽ thưởng giấy bút mỗi năm 2 đồng...”. Hương ước làng Lương Quy (xã Lê Lợi) ghi
rõ: “Nhà nào cũng phải cho con đi học...”.
Người dân An Dương không những sống có tình người mà còn tôn trọng,
sống hài hòa với thiên nhiên. Chính vì vậy trong hương ước của nhiều làng xã đều
quy định “... mọi người không được chặt phá cây cổ thụ, không được xâm phạm
vào lăng tẩm, các tha ma, nghĩa địa, không được đào xẻ gò, đống, ai vi phạm các
điều trên đều bị phạt tiền...”. Bởi có những quy định tốt đẹp trên, nên đến nay
huyện An Dương còn bảo vệ, gìn giữ được khá nhiều cây cổ thụ có tuổi đời nhiều
trăm năm. Huyện có 16 cây đại thụ được Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt
Nam vinh danh “Cây di sản Việt Nam”. Đặc biệt trong những cây trên có: cây mít
tại đình Văn Cú (An Đồng), cây mít duy nhất trong số vài trăm “Cây di sản văn
11 DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG