Page 10 - Di san van hoa An Duong
P. 10
Thị trấn An Dương, Trung tâm Chính trị - Hành chính huyện An Dương
thống kênh rạch, đầm, hồ lớn. Người dân An Dương xưa kia chủ yếu sống bằng
canh nông và đánh bắt thủy sản. Ngoài ra, một số địa phương có nghề truyền
thống như: thêu ren, móc chỉ, đan len ở xã An Hưng, Đại Bản; nghề mây tre đan ở
xã Bắc Sơn, Hồng Thái; nghề làm bánh đa ở Nông Xá, xã Tân Tiến và Khinh Dao,
xã An Hưng. Đặc biệt là nghề làm vườn trồng cây quả. Sách “Đồng Khánh dư địa
chí” chép làng Văn Cú (xã An Đồng), làng Quỳnh Hoàng (xã Nam Sơn) xưa kia nổi
tiếng với nghề trồng cau. Cau Quỳnh Hoàng theo truyền ngôn đã từng có mặt ở thị
trường Kinh kỳ Thăng Long. Làng Đồng Dụ, xã Đặng Cương có nghề trồng cam.
Cam Đồng Dụ nổi tiếng ngọt, thơm, mát đã đi vào thành ngữ, ca dao và là cam
được chọn để “tiến vua”. Trồng rau, hoa, cây quả sau này có thêm làng Tri Yếu, xã
Đặng Cương và làng Ngọ Dương, xã An Hòa. Thời nay, nghề trồng hoa, cây cảnh
phát triển mạnh mẽ, trong huyện có 4 làng hoa, cây cảnh: Đồng Dụ, Tri Yếu, xã
Đặng Cương; làng Kiều Trung, xã Hồng Thái và làng Minh Kha, xã Đồng Thái được
Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:
“Làng nghề trồng hoa, cây cảnh”. Huyện An Dương nổi tiếng trong nước về nghề
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 10