Page 13 - Di san van hoa An Duong
P. 13

Thời Tiền Lý (thế kỷ VI), có Nguyễn Hồng ở làng Hà Liễn, Vũ Công An ở Quỳnh
             Lâu (xã Bắc Sơn), Phạm Hồng ở làng Cống Mỹ (xã Nam Sơn), hai chị em Hoàng Thị
             Lãng và Hoàng Công Thanh ở Lương Quy (xã Lê Lợi), Tràng Duệ có hai vợ chồng
             Ngài Nguyễn Đình Thản và Đào Tam Nương, các vị đều là những chiến tướng giúp

             Lý Bôn đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, xây dựng nên nước Vạn Xuân. Thế kỷ
             VIII, tại làng Kiều Thượng, làng Nhu Kiều (xã Quốc Tuấn) có Mai Thị Cầu, Mai Kỳ
             Sơn là hai chị em và là con của vua Mai Hắc Đế, đã cùng nhân dân địa phương tham

             gia cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan chống lại ách đô hộ của nhà Đường. Cuộc
             khởi nghĩa tuy thất bại, Mai Thị Cầu, Mai Kỳ Sơn đều hy sinh, nhưng hai vị đã hiển
             thánh trong lòng nhân dân và trở thành Thành hoàng. Thế kỷ X, làng Văn Cú (xã An
             Đồng), làng Văn Phong (xã Đồng Thái) có Đỗ Quang, Đỗ Minh, Cao Tuấn giúp Đinh

             Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân xây dựng nên nhà nước Đại Cồ Việt. Theo thần tích
             còn lưu tại địa phương, gia đình Ngài Đỗ Quang, Đỗ Minh nằm trên đất Thần Kê
             (Thần gà), nên ông Minh có biệt tài nuôi dưỡng gà chọi. Chính vì vậy gà chọi của

             ông đã đánh bại gà chọi của Sứ thần nhà Tống. Cuộc đấu gà chọi thắng lợi của ông
             Đỗ Minh có sức mạnh, giá trị như hàng vạn binh, mã đã giải giáp được cuộc chiến
             tranh của nhà Tống đối với nước ta. Sau này làng Văn Cú trở thành làng nổi tiếng,
             “ổ” nuôi dưỡng và đấu gà chọi. Trong lễ hội đình Văn Cú bao giờ cũng có tục đấu

             gà  chọi  để  kính  cáo,  tri  ân  Thành  hoàng.  Thời  Lý  có  quan  Gián  nghị  Đại  phu
             Nguyễn Trung Thành sinh tại làng Cam Lộ (nay thuộc phường Hùng Vương, quận
             Hồng Bàng), ông là nghĩa tử của ông Trần Bá Nghi người làng Vật Cách. Nguyễn

             Trung Thành là danh tướng có công đánh Tống, bình Chiêm và hy sinh anh dũng
             trên chiến trường đánh giặc Chiêm Thành. Đặc biệt ông để lại nhiều ân đức với
             người dân trong vùng, nên ở huyện An Dương, huyện Giáp Sơn xưa có tới 12 nơi thờ
             ông làm Thành hoàng. Vào thời Hậu Lý, làng Dụ Nghĩa (xã Lê Thiện) có Đào Công

             Tế; làng Hỗ Đông có Tống Công, Sòi Công; làng Đồng Giới có Đỗ Nghị... làng Vân
             Tra (xã An Đồng) có Đào Lôi Công có công lao giúp triều đình đánh đuổi giặc ngoại
             xâm, dẹp yên nội loạn giữ quốc gia thái bình, thịnh trị. Ngài Đào Lôi Công giúp 3

             triều vua, đến khi tuổi cao về trí sĩ, mở trường dạy học ở Vân Tra, được môn sinh
             tôn là Vân Am phu tử.

                   Thời  nhà  Trần  (thế  kỷ  XIII),  trong  những  cuộc  kháng  chiến  chống  quân
             xâm lược Mông - Nguyên, An Dương xuất hiện nhiều danh tướng như: Ba anh em
             họ Nguyễn, làng Do Nha (xã Tân Tiến); Nguyễn Danh Uy, Nguyễn Cống Lãng,

             làng Quỳnh Hoàng (xã Nam Sơn); Nguyễn Vàng làng Hạ Đỗ (xã Hồng Phong);



               13   DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG
   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18