Page 164 - Di san van hoa An Duong
P. 164

ĐÌNH CỮ, Xã LÊ THIỆN





                         ình Cữ thuộc thôn An Phú, xã Lê Thiện. Tên đình được gọi bằng tên
                   ĐNôm, âm tiết rất cổ xưa của Người Việt. Theo các nhà nghiên cứu địa
              danh học, tên Nôm của người Việt có từ trước thời kỳ tự chủ, tức là trước thời Ngô

              Vương Quyền, thế kỷ X. Đình Cữ được xếp hạng di tích lịch sử của thành phố Hải
              Phòng năm 2003.

                   Từ trung tâm thành phố Hải Phòng bằng các phương tiện khác nhau đi về
              hướng thủ đô Hà Nội, khoảng 17 km, đến Trạm thu phí Quốc lộ 5, có lối rẽ bên

              trái vào xã Lê Thiện, đi thẳng tiếp theo trục đường lớn này khoảng 2 km là đến di
              tích. Đình Cữ nằm ngay cạnh trục đường chính của xã Lê Thiện, một hương lộ nối
              liền Hải Phòng với tỉnh Hải Dương.

                   An Phú (安富), theo Hán tự có nghĩa là vùng quê bình yên và giầu có. Vùng

              đất An Phú, có tên Nôm là Cữ có từ rất lâu đời, được hình thành muộn nhất trước
              thế kỷ X. Bởi thời Lý, thế kỷ XI - XII đã có vị tướng quân nhà Lý, người địa phương
              có công với dân, với nước, nên được thờ làm Thành hoàng. Trong văn bia “Cúng

              điền bi ký”, bia dựng niên hiệu Chính Hòa, năm Mậu Thìn (1668) hiện bảo tồn tại
              đình có ghi: “thôn An Phú, xã Phí Xá, huyện Giáp Sơn, phủ Kinh Môn”. Đến niên
              hiệu Minh Mạng (1820 - 1840), triều Nguyễn hình thành hành chính cấp tổng, An

              Phú là thôn thuộc xã Phí Xá, tổng Vụ Nông, huyện Giáp Sơn, phủ Kinh Môn, tỉnh
              Hải Dương. Từ niên hiệu Duy Tân (1907 - 1916), đến năm 1945, An Phú trở thành
              một  xã  thuộc  tổng  Vụ  Nông,  huyện  An  Dương,  phủ  Kiến  Thụy,  tỉnh  Kiến  An.

              Trong khai báo thần tích của chức dịch làng Vụ Nông gửi về trên năm 1938 ghi
              tổng Vụ Nông có 5 xã gồm: Vụ Nông, Xuyên Đông, Lực Nông, Tiên Nông và An
              Phú cùng phụng thờ bẩy anh em họ Phạm người làng Vụ Nông có công giúp Lê
              Lợi đánh giặc xâm lược Minh giải phóng đất nước.


                   Đến khai hoang lập ấp thuở ban đầu, dân làng không rõ có những dòng họ
              nào, mà chỉ biết hiện nay làng Cữ có ba dòng họ đến sớm là họ Nguyễn, họ Ngô
              và họ Vũ, các họ này đến nay kế nối khoảng trên 15 đời.

                   Làng Cữ có 1 chùa, chùa Thiện Linh, 1 đình, 1 miếu có tên miếu Gốc Cọ có

              cây đa cổ thụ năm gốc, miếu thờ Bà Chúa Năm Phương. Chùa Thiện Linh hiện
              còn một số tháp mộ cổ, tháp mộ còn để lại một số viên gạch xây thời Mạc, thế kỷ



                                                  DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG    164
   159   160   161   162   163   164   165   166   167   168   169