Page 167 - Di san van hoa An Duong
P. 167
một người con gái. Những người con trai tướng mạo đường đường, thần uy lẫm
liệt, người con gái mặt đẹp như ngọc bích, thật là sắc đẹp nghiêng nước, khuynh
thành, chim sa, cá lặn. Phụ mẫu đặt tên cho người con cả là Luận, thứ hai là Thi,
thứ ba là Thành, thứ tư là Tường, thứ năm là Tụng, thứ sáu là Kế và người con gái
út là Nguyệt (Phương Nương). Sau khi sinh con, ông bà thay đổi công việc làm
nghề bốc thuốc chữa bệnh cho dân. Khi lớn lên, các anh em được đi học Tiên
sinh ở Kính Chủ, qua ba, bốn năm, văn chương thấu triệt, võ nghệ tinh thông.
Thời gian trôi đi qua bẩy năm, anh em đến tuổi 17, 18, phụ, mẫu đều qua đời vào
ngày 17 tháng 5. Cảnh nhà khó khăn túng bấn, anh em chuyển về quê mẹ, trang
Ngư Uyên sinh sống. Tại quê ngoại bảy anh em chịu khó làm ăn, luyện rèn võ
nghệ, học tập binh thư có tiếng tăm trong vùng.
Vào cuối triều Trần, Hồ Quý Ly tiếm ngôi, lên làm vua được một số năm. Sau
đó nhà Minh sang xâm lược nước ta. Thời gian đó có cuộc khởi nghĩa tại trang
Lam Sơn, huyện Lương Giang, phủ Thiệu Thiên, châu Ái. Nghe tin Lê Lợi dựng cờ
khởi nghĩa, các ông rất vui mừng, phấn khởi. Các ông nói rằng, cha mẹ sinh
thành, nuôi dưỡng, công lao khó nhọc, phải làm gì để có danh thơm, tiếng tốt báo
đáp. Bẩy anh em bái yết tiên đường, người em út cải trang thành trai tìm đến Lam
Sơn, yết kiến động chủ. Nhìn thấy bẩy anh em tướng mạo lẫm liệt, oai phong khác
lạ với người thường, Lê Lợi rất vui mừng và nói rằng: “Trời đã cho ta đại nghiệp,
nên sinh ra người tài giúp ta”. Lê Lợi liền thu nạp bẩy anh em vào đoàn quân của
mình. Bảy anh em chiến đấu dũng cảm, kiên cường trong đoàn quân khởi nghĩa,
giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Sau mười năm khởi nghĩa Lam Sơn,
giặc Minh bị quét sạch khỏi quốc gia. Đất nước thanh bình, Lê Lợi lên ngôi Hoàng
Đế, vua phong cho bẩy anh em là Đại tướng quân; sau đó nhà vua biết người em
út là gái giả trai, nên đã phong là Bình Khôi Công chúa. Sau chiến thắng, bẩy anh
em xin nhà vua về bản quán, tức trang Vụ Nông lễ bái tiên đường mở yến tiệc
khao dân làng của cả hai quê nội và quê mẹ. Trong lúc yến ẩm, các ông nói với
mọi người rằng: “Chúng ta là người nhận mệnh trời làm nên công danh, nay đã
vinh hiển, công thành danh toại. Sự nghiệp sẽ lưu danh cho hậu thế” rồi vịnh bài
thơ tặng mọi người.
Dịch thơ:
Thế cuộc lớn lao dấu tích còn
Trời sinh tướng giỏi sớm gặp thời
167 DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG