Page 170 - Di san van hoa An Duong
P. 170

giếng trời cũng làm cho tín lễ bước đi chậm lại để chu chỉnh thân tâm, thận trọng
              thành kính vào bái Thành hoàng.
                   Tòa cung cấm ba gian, có nền cao hơn tòa đại bái, phía trước có ba bộ cửa,

              cửa thùng khung khách. Khung chịu lực của tòa hậu cung gồm bốn bộ vì, hai bộ
              vì gian giữa, kết cấu vì kiểu chồng rường đốc thước, vì nách kẻ liền bẩy. Hai bộ vì
              hồi vì kèo cánh ác, cấu kiện của các bộ vì chủ yếu là bào trơn, đóng bén.

                   Đình Cữ trải qua thăng trầm của lịch sử, binh lửa chiến tranh, nhưng vẫn
              còn bảo lưu được một số cổ vật có giá trị về lịch sử và mỹ thuật như: nhang án, bát
              biểu, long đình, bia đá... Xin nêu một số cổ vật tiêu biểu như sau:

                   - Bia đá “Cúng điền bi ký” (供田碑記), bia dựng năm Mậu Thìn, niên hiệu

              Chính Hòa (1688), bia ghi những người thôn An Phú cúng ruộng cho việc thờ
              phụng Thành hoàng.
                   - Bia đá “Hưng công bi ký” (興功碑記), bia dựng vào mùa Đông, niên hiệu

              Chính Hòa thứ 11 (1690). Bia ghi việc người trong thôn An Phú, xã Phí Xá, huyện
              Giáp Sơn công đức tiền của để xây dựng đình mới cho thôn. Bia do Giám sinh
              Quốc tử giám, Văn trưởng Lương Kim Hà soạn, Lê Truật hiệu đính.

                   - Thần tượng ngồi trong long ngai, tạo tác bằng gỗ quý, có kích thước tương

              đương với người thường. Thần tượng mặc phẩm phục, đội mũ cánh chuồn, trên

































                                                   Đình Cữ



                                                  DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG    170
   165   166   167   168   169   170   171   172   173   174   175