Page 165 - Di san van hoa An Duong
P. 165
XVI. Chùa Thiện Linh trước có khuôn viên rộng hàng chục mẫu Bắc Bộ, tương
truyền chùa cũng là Tổ đình của Phật giáo.
Theo nội dung lý lịch đình Cữ trong hồ sơ khoa học di tích đình Cữ do Bảo
tàng Hải Phòng lập năm 2002 và qua khảo sát thực tế tại địa phương, đình Cữ thờ
các vị Thành hoàng sau:
Vị Thành hoàng thứ nhất có duệ hiệu được ghi trên bài vị cổ thờ tại đình là
“Đương cảnh Thành hoàng, Quảng tế Đại Vương”. Trong sắc phong của vua Tự
Đức, nhân dịp nhà vua 50 tuổi, ngày đại khánh (1878) và sắc phong niên hiệu Duy
Tân thứ 3 (1909), ghi duệ hiệu của vị thần là: “Tuấn cương, Chính trực, Dực bảo,
Trung hưng, Quảng ứng, Hoằng tế chi thần”. Trong văn tế chữ Nho dâng chúc văn
nhân dịp lễ hội làng, nội dung phiên âm: “Tài năng vẹn địch, dũng cảm tam quân,
Lý triều tiến bộ, tái tạo nguyên huân, Kinh Châu cố quận, Phí ấp chân nhân, công
cao hộ quốc, đức đại an dân,
lị triều phong tặng, thiên tái
trùng ân”. Tạm dịch: Ngài
Thành hoàng có tài năng vẹn
toàn, dũng cảm trước ba quân,
Ngài làm quan triều Lý có
nhiều công lao to lớn. Ngài là
người ưu tú của ấp Phí Xá, quận
Kinh Châu trước đây, Ngài có
nhiều công lao giúp nước, yên
dân, nhiều triều đại ban sắc
phong tặng để mãi ghi công ơn
của Ngài. Đặc biệt có đôi câu
đối cổ thờ tại đình nêu rõ vị
tướng quân, danh thần của
triều Lý.
Như vậy, qua những tư
liệu trên khẳng định vị Thành
hoàng thứ nhất là người làng
Cữ (An Phú), bậc tướng quân
triều Hậu Lý, thế kỷ XI - XIII. Tượng thờ
165 DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG