Page 166 - Di san van hoa An Duong
P. 166
Vị Thành hoàng thứ hai là Phạm Tụng, người thứ 5 trong bẩy anh em ruột sinh
tại trang Vụ Nông, có công trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo.
Theo thần tích do Hàn lâm viện Đông các, Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn
vào mùa xuân, niên hiệu Hồng Phúc nguyên niên (1572) và được Quản giám
bách thần, Tri điện hùng lĩnh Thiếu khanh Nguyễn Hiền sao lại vào mùa đông,
niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 3 (1737); được chức dịch làng Vụ Nông sao chép lại năm
1938 gửi về trên, thân thế sự nghiệp của vị Thành hoàng họ Phạm được tóm
lược như sau:
Ở trang Vụ Nông, huyện Hiệp Sơn, phủ Kinh Môn trấn Hải Dương có người
họ Phạm, lấy vợ ở trang Ngự Uyên, cùng huyện, tên là Đào Thị Tú. Vợ chồng ông
bà như đôi uyên ương hạnh phúc, duyên thật mặn nồng, thời gian trôi qua đã lâu
năm nhưng cửa nhà vẫn bần hàn, cảnh nhà vẫn vắng vẻ đơn côi. Ông bà lấy việc
hái củi, cày cấy làm kế sinh nhai. Một hôm hai người lên rừng lấy củi, nhân lúc
ngồi nghỉ trên núi Yên Phụ, ông bà than rằng: “Gia đình ta tích phúc đã lâu
nhưng chưa nhìn thấy phúc lành đến, không biết việc này do tại đâu. Nay nhân
trên núi có ngôi chùa linh thiêng, ta sắm hương hoa dâng lễ cúng Phật, mong
Phật phù hộ, độ trì cho gia đình sớm có phúc lành”. Ông bà lên cúng Phật và cầu
xin Phật ban cho được phúc. Đến sáng hôm sau ông bà nhìn thấy con chim
khách mới nở không biết ở đâu vào trong nhà. Ông bà chăm sóc chim khách non
và cho là điều kỳ lạ. Trải qua thời gian 100 ngày chim khách có lông cánh. Một
hôm ông bà thấy chim khách kết thành bầy đàn hàng trăm con đến sân nhà ông
bà kêu rất ráo riết, vang động như đi tìm chủ chúa. Đến một trăm ngày tiếp theo,
chim khách đã đủ lông cánh, đầu chim có mầu đỏ, lông vàng. Chim khách bay
ra, bay vào trong nhà ba ngày, lông chim ánh vàng tỏa sáng cả nhà. Cũng thời
điểm đó trong nhà ông bà nghe thấy có tiếng nói rằng: “Ta là sứ giả của thiên
đình xuống hạ giới báo cho biết, gia đình ông có công cứu bầy chim, nhà ngươi
cầu phúc từ xa xưa, lời cầu đã động đến thiên đình, nay được thiên đình cho toại
nguyện, sẽ sinh được quý tử”. Nói xong, sứ giả bay lên trời biến mất. Sau thời
gian đó bà Tú mang thai, đến ngày sinh nở, bà sinh được một bọc nở ra hai con
trai, lúc đó là giờ Mão của ngày 12 tháng 9 năm Bính Ngọ. Hai người con diện
mạo khôi ngô, dung nghi đĩnh đạt. Qua một năm, bà Tú có mang thai tiếp. Đến
năm Đinh Mùi, vào giờ Thân ngày 5 tháng 11, bà sinh một bọc trong đó có bốn
quả trứng vàng, một quả trứng xanh, trứng nở ra thành bốn người con trai và
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 166