Page 168 - Di san van hoa An Duong
P. 168
Công danh chiến tích đầu thiên hạ
Vui lấy vần thơ để trong dân
Âm đức đủ đầy trao trần thế
Mộng lạ mừng vui cả cửa nhà
Ngàn năm danh tiếng còn thơm mãi
Phúc lộc thánh ban mọi chúng dân
Sau thời gian đó, một hôm ông Phạm Luận ra đầu trang nơi địa thế hình con
rùa, ông tự nhiên hóa ở đó, nhằm ngày 12 tháng 3. Các ông khác cùng người em
gái về quê mẹ, vào một hôm tự nhiên trời đất tối tăm, mưa gió, sấm chớp nổi lên,
sau đó trời quang mây tạnh, mọi người đến nơi các Ngài, đã thấy mối xông thành
những ngôi mộ lớn khác nhau. Ngay sau đó, trang Vụ Nông làm biểu tâu lên triều
đình, vua nghe tin rất thương xót các vị công thần. Nhà vua liền cho triều thần
mang sắc phong, văn tế về tận bản trang để tế lễ, lệnh cho dân trang xây dựng
đền, miếu phụng thờ các Ngài. Vua còn ban cho địa phương 300 quan tiền để
xuân, thu nhị kỳ tế lễ các Ngài theo nghi lễ quốc gia và hương hỏa cho các Ngài
cùng với sự trường tồn, hưng thịnh của đất nước. Nhà vua ban cho trang Vụ Nông
đặc ân là ấp Hộ nhi, địa phương là nơi thờ chính các Ngài.
Theo bia “Hưng công bi ký”, dựng niên hiệu Chính Hòa năm thứ 11 (1690)
còn lưu tại đình, cho biết thời điểm này người dân thôn An Phú, xã Phí Xá, huyện
Hiệp Sơn, phủ Kinh Môn công đức ruộng đất để xây dựng đình mới của thôn tại
xứ Đống Khối. Như vậy đình Cữ chính là đình của thôn An Phú và sau này là xã
An Phú và chính là ngôi đình Cữ ngày nay. Theo truyền ngôn của địa phương,
thuở ban đầu đình Cữ nhìn về hướng Tây, sau đó do dân làng làm ăn cảm thấy
khó khăn, người dân ốm đau, dịch bệnh, nên đầu thế kỷ XIX dân làng chuyển từ
Đống Khối về vị trí hiện nay. Đình Cữ hiện nay nhìn về hướng Nam, hướng đắc
địa, hợp với phong thủy, hướng Thành hoàng nghe tâu bày, thấu hiểu và mang lại
nhiều may mắn, hạnh phúc cho người dân nơi đây.
Có thể sau này đình Cữ đã xây dựng lại hoặc trùng tu lớn, nhưng theo kiến
trúc và lạc khoản ghi ở câu đầu tại tòa đại bái, đình Cữ hiện nay dựng năm Mậu
Tý (1888). Sau này, đình đã qua trùng tu lớn, nhỏ một số lần. Năm 2013, nhân dân
cùng chính quyền địa phương, nhân được hỗ trợ kinh phí chống xuống cấp di tích
của thành phố đã tổ chức trùng tu, tôn tạo lớn đình như ngày nay.
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 168