Page 173 - Di san van hoa An Duong
P. 173
Duệ nhập thành xã Quốc Toản. Tháng 3 năm 1948, xã Trạm Bạc sáp nhập vào xã
Quốc Toản. Tháng 12 năm 1948, xã Đồng Minh sáp nhập với xã Quốc Toản thành
xã Lê Lợi. Từ đó, Lương Quy trở thành thôn của xã Lê Lợi, còn các thôn Đông,
Đoài, Giữa trở thành các xóm của thôn Lương Quy.
Đến dựng làng lập ấp Lương Quy thuở ban đầu có các dòng họ: Nguyễn, Đỗ,
Trương, Vũ, tiếp theo sau là các họ Trần, Hoàng... và đến sau này có trên 20 dòng
họ cùng nhau chung tay xây dựng quê hương. Do thời gian quá xa, lại trải qua
binh lửa chiến tranh, nên phú ý, gia phả của các dòng họ bị mất mát thất lạc, bởi
vậy hầu hết các dòng họ chỉ biết từ các tỉnh: Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định, Hải
Dương... nhưng không biết phát tích cụ thể từ nơi nào. Các họ phát triển rất nhiều
đời, đã phân thành các dòng họ riêng rẽ, nhưng các họ đó vẫn chung một gốc và
vẫn thờ chung một vị khởi thủy tổ như dòng họ Nguyễn của làng Lương Quy.
Theo ngọc phả Thành hoàng làng Lương Quy, làng Lương Quy có từ trước
nhà nước Vạn Xuân (thế kỷ VI). Lương Quy là vùng đất sa bồi của sông Tam Bạc,
cây cỏ hoang dại, theo truyền ngôn ban đầu có ông Nguyễn Phúc Đức đến khai
khẩn vỡ đất mở điền địa, sau đó có thêm một số người họ khác cùng đến để khai
phá, cày cấy trồng trọt, sinh cơ, lập nghiệp, trở thành Trại Lương Quy. Đến thế kỷ
VI, nơi đây đất đai đã mở rộng, dân cư đông vui, trù phú, trở thành địa phương
ổn định. Người dân Lương Quy trước kia chủ yếu sống bằng nghề canh nông,
đánh bắt thủy sản, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, dệt lụa, để bảo đảm đời sống
thường nhật trong xã hội nông nghiệp cổ truyền, tự cung, tự cấp. Ngoài ra,
người dân nơi đây còn có nghề làm đậu phụ, làm bún, làm nón. Nghề làm đậu
phụ đến nay vẫn được nhiều hộ dân duy trì, sản phẩm vẫn được người dân
trong và ngoài địa phương ưa chuộng.
Dòng sông Tam Bạc là con sông lớn để giao thương đi các nơi, Lương Quy
nằm bên sông Tam Bạc. Bởi vậy từ xa xưa địa phương đã hình thành bến thuyền
và có chợ làng hoạt động khá sầm uất. Chợ Lương Quy là chợ lớn họp bên sông,
chợ nổi tiếng trong xứ Đông thời xưa. Hàng ngày, hàng trăm con tầu, thuyền ngược
xuôi chở khách, chở hàng neo đậu tại đây trao đổi, mua, bán hàng hóa. Trong số
đó, có cả thương nhân người Ấn Độ, người Hoa, người Pháp đến buôn bán đồ sành
sứ, đồ công nghiệp, rồi mua hàng hóa nông sản, thủ công mỹ nghệ, trong đó có
lúa, gạo và hàng nông sản do người dân làng Lương Quy sản xuất hoặc thu mua ở
các vùng khác về. Chợ Lương Quy phát triển hưng thịnh khá lâu, khoảng vài thế
173 DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG