Page 174 - Di san van hoa An Duong
P. 174
kỷ. Nhưng đến đầu thế kỷ XX, do chính sách ức thương của triều Nguyễn, một số
con đập đắp ngăn dòng chảy, do vậy giao thông thủy từ Hải Phòng đi Nam Định,
Thái Bình và ngược lại không còn, nên chợ Lương Quy cũng tàn lụi theo.
Làng Lương Quy trước đây có 1 đình, 1 miếu và 1 chùa, chùa có tên chữ là
“Bảo Quang”, miếu thờ Thành hoàng làng. Đình Lương Quy năm 1951 đã bị tiêu
thổ trong kháng chiến để không cho kẻ thù lấy làm nơi đóng đồn bốt. Bởi vậy
người dân thường gọi đình Lương Quy là đình cháy. Năm 2002 nhân dân địa
phương đã xây lại đình trên nền đất cũ.
Kế thừa truyền thống yêu nước, chiến đấu, hy sinh bảo vệ đất nước từ
những vị Thành hoàng làng, nhân dân Lương Quy đã có nhiều đóng góp trong
sự nghiệp giải phóng đất nước. Tổng kết trong các cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược bảo vệ giang sơn gấm vóc, làng Lương Quy có 4 Bà mẹ Việt Nam
Anh hùng, 60 liệt sĩ, 23 thương, bệnh binh, 1 gia đình được tặng Bằng có công
với nước, 2 gia đình cách mạng và nhiều phần thưởng cao quý khác được nhà
nước, Chính phủ trao tặng.
Miếu Lương Quy thờ hai vị Thành hoàng làng, Hoàng Thị Lãng và Hoàng
Công Thanh là hai chị em người quê hương Lương Quy. Theo bản thần tích của
làng Lương Quy, do Hàn Lâm viện, Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn
vào niên hiệu Hồng Phúc năm đầu (1572), niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736), Quản
giám bách thần, Tri điện hùng lĩnh, Thiếu khanh Nguyễn Hiền sao lại theo chính
bản, thân thế sự nghiệp của hai vị Thành hoàng làng Lương Quy được tóm lược
như sau:
Vào triều vua Lý Nam Đế, ở Trà Lân thuộc châu Hoan (Nghệ An ngày nay)
có ông họ Phạm, tên là Phúc, thuộc gia thế dòng dõi mạnh nhất trong châu, vợ là
Vương Thị Tường là người hiền đức. Ông Phạm Phúc tinh thông cả Nho, y, lý, số.
Tên Thái thú Tiêu Tư của nhà Lương, nghe tiếng định hãm hại. Ông Phạm Phúc
đem gia quyến trốn đến trại Hoàng Lâu, phủ Kinh Môn cư ngụ, đổi sang họ
Hoàng và thay tên là Hựu, làm nghề bốc thuốc để sinh sống. Một hôm bà Vương
ra bến sông giặt lụa, bỗng thấy trời đất tối đen, lòng sông nổi sóng, nước réo ầm
ầm, bà kinh sợ, hoảng loạn ngã ra bờ sông, tinh thần mê mẩn, bà thấy một cô gái
dáng điệu đoan trang, xiêm y rực rỡ từ dưới nước đi lên, đến bên bà và nói rằng:
“Tôi vốn là cung nữ ở cung Thủy Tinh, bị đày xuống trần gian đầu thai làm con
bà, để báo đáp công ơn bú mớm”. Cô gái nói xong bà bừng tỉnh dậy trở về.
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 174