Page 179 - Di san van hoa An Duong
P. 179
“Thần là Thiên quan Đại thần, phụng mệnh Thiên đình, chị em thần chủ tể một
phương. Nay thấy bệ hạ dấy binh đánh dẹp giặc Minh, thần đã hiển hiện ở trên
cây cờ để tỏ rõ anh linh, phù hộ ba quân. Sau này đất nước thanh bình xin được
sắc phong tặng để tỏ rõ công giúp nước”, tâu xong biến mất. Đến khi Đế bình
được giặc Minh, đất nước thái bình, vua ban phẩm trật cho bách thần. Nhớ lại vị
thần trong giấc mộng ở Lương Quy liền ban một đạo sắc, gia tặng cho “Đương
Bến Đại Vương” mỹ tự là “Đoan trang, Hộ quốc”. Vị thứ hai Thiên quan Đại Vương
được ban sắc phong gia tặng mỹ tự là “Hiển ứng, Phù tộ”, lại ban cho trang Lương
Quy 100 quan tiền đồng, lệnh cho dân Lương Quy rước sắc về trùng tu miếu
phụng thờ. Từ đấy về sau các Ngài thường giúp nước, giúp dân linh ứng dị thường,
nhiều lần được vua các triều đại ban tặng sắc phong, gia tặng mỹ tự, hương khói
phụng thờ mãi mãi.
Sắc phong một vị là “Đương Bến Đại Vương”, một vị là “Thiên quan Cây
Cọ Đại Vương”. Ngày sinh Công chúa: ngày 6 tháng Giêng, ngày hóa 13 tháng
Chạp; ngày sinh Đại Vương 16 tháng 3, ngày hóa 12 tháng 9; ngày khánh hạ
(ngày mừng thắng lợi), ngày rằm tháng 2. Phải kiêng không được dùng, phát âm
hai chữ: Lãng, Thanh.
Miếu Lương Quy được khởi dựng từ thế kỷ VI, tức là sau khi ông Hoàng
Thanh hóa. Trước năm 1945, miếu Lương Quy có mặt bằng kiến trúc kiểu tiền
nhất hậu đinh gồm 5 gian tiền bái, 3 gian trung đường và 3 gian hậu cung. Toàn
bộ móng miếu được xây bằng đá xanh tự nhiên. Miếu có sân, vườn, có hồ rộng tới
1 mẫu Bắc Bộ. Do biến đổi thăng trầm của lịch sử, năm 1957, miếu bị dỡ ba gian
trung đường lấy gỗ làm cột truyền thanh cho xã, năm 1971, miếu bị dỡ tiếp 5 gian
tiền bái, sau đó dỡ tiếp cả hậu cung lấy vật liệu xây trường cấp 2 của xã. Thần
tượng và khám thờ chuyển về chùa. Năm 1982, một số người dân địa phương đã
xây dựng một gian hậu cung miếu trên nền đất cũ. Từng bước theo thời gian, đến
năm 2010 và đến nay đã xây dựng ngôi miếu khang trang, to đẹp.
Miếu Lương Quy hiện nay tuy gọi là miếu, nhưng là một công trình kiến trúc
có kích thước khá to lớn và bề thế. Miếu có mặt bằng kiến trúc kiểu chữ nhị, 5 gian
tiền bái, 3 gian hậu cung và cũng là cung cấm. Miếu xây theo thức đầu hồi bít đốc,
trụ đấu, hồi văn, tay ngai. Ngôi miếu nhìn về hướng Tây, hướng hòa hợp của âm
dương ngũ hành. Ngôi miếu có nền móng khá cao, từ sân lên miếu phải bước lên
bảy bậc cấp. Tòa tiền bái 5 gian, mái chảy lợp ngói ta, trên mái được trang trí đắp
179 DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG