Page 181 - Di san van hoa An Duong
P. 181
Trên các cấu kiện kiến trúc như: thuận, đầu xà, đầu kẻ, câu đầu... đều được trang
trí đắp đề tài truyền thống lá guột. Các đấu kê thuận, trụ trốn, được đắp hoa văn
hoa sen cách điệu. Hệ thống các bộ vì của tòa tiền bái miếu được liên kết chặt với
nhau qua hệ thống xà thượng, xà hạ, xà lòng chắc khỏe, các xà đều tạo dáng vỏ
măng trông khá thuận mắt. Từ tòa tiền bái vào tòa hậu cung là thiên tỉnh (giếng
trời), nhưng ở miếu Lương Quy đã sáng tạo thành một khoảng nội thất rộng, mái
được đổ bê tông. Tòa hậu cung ba gian, hệ thống khung chịu lực làm bằng bê tông
cốt sắt, gồm bộ vì, vì ba hàng chân cột, kiểu xà đinh trốn hàng cột cái trước, cột
quân nằm trong tường bao che. Hai bộ vì hồi nằm trong tường hồi, được đắp nổi
nửa phần khung vì ra mặt tường. Các bộ vì cấu trúc đơn giản, trên cấu kiện đắp
trang trí lá lật, mang tính điểm xuyết.
Miếu Lương Quy trải qua thăng trầm của lịch sử, binh lửa chiến tranh,
nhưng đến nay vẫn bảo tồn được khá nhiều cổ vật, tư liệu có giá trị về lịch sử, mỹ
thuật. Sau đây xin giới thiệu một số cổ vật, tư liệu tiêu biểu của ngôi miếu:
- Khám thờ và thần tượng của bà Hoàng Thị Lãng, được tạo tác bằng gỗ quý.
Khám cấu tạo một mái xuôi về phía sau, bưng mặt hồi, hai bên tạo cửa bằng kính
để mở, khung cửa kính cũng được chạm khắc đẹp đề tài hoa lá thiêng. Đế khám
thờ cấu trúc chân quỳ dạ cá, trên chân quỳ, dạ cá chạm nổi hoa văn hoa dây tứ
quý, hoa lá thiêng. Mặt trước khám được tập trung chạm khắc rất cầu kỳ, tinh xảo.
Khám phía trước tạo kiểu cửa kép, hai lớp, được cấu tạo theo kiểu cửa võng. Trên
trán khám có chắn trương, trên chắn trương chạm thủng lưỡng long chầu nguyệt.
Trên cửa võng, khung ô của cửa chạm thủng, chạm nổi đề tài tứ quý, tứ linh. Thần
tượng ngồi trên bệ ngọc trong khám, bệ ngọc cấu tạo kiểu như sập thờ, kiểu chân
quỳ, dạ cá, trên bệ ngọc cũng được chạm khắc khá công phu, mỹ thuật với đề tài
tứ quý. Thần tượng thánh bà có kích thước tương đương với người thường, Ngài
ngồi trong tư thế chân phải xếp bằng, chân trái gối được kê cao, hai tay để tự
nhiên trên gối và lòng người. Thần tượng mặc xiêm y chùng nhiều lớp, nét mặt
đầy đặn, đoan trang, tai to dài, cổ ba ngấn, tóc dài búi cao trên đỉnh đầu, mắt đen
nhìn thẳng. Thần thái thánh bà thể hiện sự nhân từ, đôn hậu. Qua nét hoa văn tạo
tác có thể xác định khám, thần tượng được làm vào cuối thế kỷ XIX.
- Khám thờ và thần tượng Ngài Hoàng Thanh làm bằng gỗ quý. Long khám
có kích thước, cấu tạo, trang trí chạm khắc tương tự như khám thờ của thánh bà
Hoàng Thị Lãng. Thần tượng Ngài Hoàng Thanh có kích thước tương đương với
181 DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG