Page 177 - Di san van hoa An Duong
P. 177
được nhà vua rất yêu mến và
trọng đãi. Nhân đó, ông Thanh
dâng biểu xin cho dân trại
Lương Quy là đất “Hộ nhi”
(được miễn trừ thuế khóa, tạp
dịch). Từ đó trang Lương Quy
dần giầu có, no ấm, hạnh phúc,
đấy cũng là do nhờ công đức
của ông Thanh.
Sau một thời gian quân
Lương lại sang xâm lược nước
ta, Hoàng Thanh làm nhiệm vụ
điều động quân binh. Khi chặn
đánh giặc quân ta bị địch bao
vây, Lý Phục Man cùng Hoàng
Thanh cố sức đánh mở đường
thoát khỏi vòng vây địch và lui
quân về giữ ở vùng Chu Diên.
Tướng giặc là Bá Tiên kéo quân
tiếp tục bao vây quân ta, Phục
Tượng thờ Ngài Hoàng Công Thanh
Man tự vẫn. Hoàng Thanh thu
tàn quân, trên đường ra sức đánh phá thoát khỏi vòng vây của địch, mang quân
về đóng ở bờ sông Tô, sau đó cùng Lý Xuân phò Lý Bôn về Gia Ninh (nay thuộc
Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) cố thủ. Quân giặc lại truy kích và tiếp tục bao vây quân ta.
Trong tình thế nguy khốn ông Thanh tâu trên đưa quân về thành Tân Xương, giữ
thành là Lý Thiên Bảo, số quân và lương thảo trong thành còn nhiều, sẽ cố thủ,
chỉnh đốn binh bị chờ thời cơ phản công địch. Ngay lúc đó, con trai của Triệu Túc
là Triệu Quang Phục cũng tâu lên và mong vua chấp nhận lời tấu của Hoàng
Thanh. Nhà vua theo kế của Hoàng Thanh dẫn binh về thành Tân Xương (vùng
Phú Thọ ngày nay) và cho quân dàn đóng ở hồ Triệt (hồ Điền Triệt thuộc Hưng
Yên ngày nay). Sau một thời gian ngắn, Trần Bá Tiên dốc toàn bộ lực lượng quyết
chiến, nhưng nước sông lên to nên chiến thuyền quân giặc có thêm lợi thế, quân
ta bị thua. Nhà vua cùng tướng lĩnh mang quân chạy về động Khuất Liêu. Sau đó
nhà vua bị lam chướng và mất tại đây, đó là năm 548. Ông Hoàng Thanh biết nhà
177 DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG