Page 175 - Di san van hoa An Duong
P. 175
Từ đó bà mang thai, sau 12 tháng bà sinh ra người con gái, diện mạo phương
phi, nhan sắc kiều diễm, giống như cô gái đã nhìn thấy trong giấc mộng, nên đặt
tên là Lãng. Lên 12 tuổi, cô gái có nhan sắc đẹp, lại thông hiểu thơ văn, giỏi cả
cung kiếm, nam nhi cũng phải kiêng nể. Đến tuổi lấy chồng, nhiều nơi ngỏ ý
nhưng bà Lãng không ưng đám nào. Bà Vương mất, phụ thân lấy vợ kế là bà Vũ
Thị Vượng, người làng Lương Quy. Bởi ông Hựu chữa bệnh cho cụ họ Vũ, mến tài
đức của ông Hựu, ông họ Vũ gả con gái cho ông Hựu. Bà Vượng giữ đạo nhà chu
toàn nên gia đình yên ấm, ngày một sung túc. Một hôm ông Hựu ra khỏi làng
ngắm xem phong thủy, trời vào lúc hoàng hôn, về đến xứ Bồng Thụ thấy dưới cây
có chiếc mũ Bình thiên, một đôi hài văn, ông liền mang về để trong nhà, ông cho
rằng những thứ này ở cõi trần không có. Đến đêm nơi để hài mũ có luồng ánh
sáng đỏ bay thẳng lên trời, tiếng nổ phát ra như sấm sét. Ông Hựu không rõ tốt,
xấu thế nào rất là kinh sợ. Sáng hôm sau ông mang mũ, hài trả lại gốc cây như cũ.
Trưa hôm đó nằm ngủ, ông mơ thấy một vị thần tướng cao lớn đường hoàng từ
trên trời xuống bảo rằng: “Nhà khanh có âm đức, làm nhiều việc thiện, thấu đến
thiên đình. Thượng đế xét phúc ấy, trước đã sai cung nữ Thủy Tinh thác sinh làm
con gái, nhưng chưa xứng với công đức, nên lại sai một vị Thiên quan đầu thai,
sau này sẽ phò nước, cứu dân, bình thiên hạ. Khanh đã vinh dự được nhận ơn trời,
mũ và hài là phẩm phục của vị Thiên quan, chớ có kinh sợ”. Thần tướng nói xong,
ông nghe một tiếng sét chói tai, chợt tỉnh giấc, liền đến chỗ cây nhìn xem thì
không thấy mũ, hài đâu nữa.
Sau đó bà Vượng có thai, đến ngày 16 tháng 3 năm Canh Ngọ sinh ra người
con trai, khôi ngô, tư thế đường đường, thiên tư thông tuệ. Cha, mẹ rất yêu quý và
đặt tên là Thanh. Khi tròn 1 tuổi đã biết nói, 5 tuổi đã thông ý sách, năm 12 tuổi
thiên tư kì vĩ, có tài văn võ. Cũng vào năm 12 tuổi cha, mẹ đều qua đời. Ba năm
cư tang, chị em giữ đúng theo đạo hiếu. Thời đó, Thứ sử Tiêu Tư cai trị rất hà khắc,
lòng dân rất căm giận. Ông Hoàng Thanh du học ở Tràng An đã kết bạn học cùng
với Tù trưởng đất Chu Diên là Triệu Túc. Hai ông căm ghét Tiêu Tư đã cùng nhau
chiêu tập hào kiệt được trên 2 ngàn người. Được tin Lý Bôn khởi binh ở Cửu Đức,
hai ông liền mang toàn bộ lực lượng đi theo. Khí thế quân khởi nghĩa vang dậy,
Tiêu Tư kinh sợ liền cho người mang châu báu dâng nộp cho Lý Bôn, rồi chạy trốn
về Quảng Châu, Trung Quốc. Lý Bôn cùng quân tướng mang quân vào đóng giữ
Châu thành, đó là năm Đinh Dậu, niên hiệu Đại Đồng thứ 7, nhà Lương, lúc đó
ông Hoàng Thanh mới 16 tuổi.
175 DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG