Page 192 - Di san van hoa An Duong
P. 192
để cùng các bậc khai quốc công thần như: Nguyễn Bặc, Đinh Điền, phò ấu chúa giữ
nước, yên dân. Khi Lê Hoàn lên ngôi vua thay thế nhà Đinh, hai ông là tướng trung
quân nên đã cùng Đinh Điền, Nguyễn Bặc bất hợp tác. Cuộc nổi dậy thất bại, Đinh
Điền, Nguyễn Bặc đều chết, hai ông mang quân về quê hương Văn Cú, bài binh bố
trận tại xứ Đống Đa, Đống Trúc để bảo toàn khí tiết trung quân. Trong các cuộc
chiến đấu để giữ trọn tấm lòng trung nghĩa, do thế lực không cân sức ông Quang đã
mất ở Đống Đa, ông Minh mất tại Đống Trúc. Đó là ngày rằm tháng 11. Nhân dân
rất thương xót an táng cho hai ông ngay trên nơi mất. Để bảo vệ, giữ gìn bí mật mộ
phần của hai ông, người dân đã trồng cây đa trên phần mộ ông Quang, cây trúc trên
phần mộ ông Minh và gọi tên ông “Đống Đa”, ông “Đống Trúc”. Sau đó, dân làng
xây dựng miếu ở hai nơi trên và dựng đền trên đất cố trạch để phụng thờ. Thời Trần
Anh Tông niên hiệu Hưng Long (1293-1314), vua thân chinh làm tướng mang quân
đánh giặc Chiêm Thành. Khi đến Diên Giang, nhà vua sai quan đại thần tế lễ cầu
đảo các đền linh thiêng. Đêm hôm đó dừng chân đóng quân ở cửa biển Nam Triệu,
nhà vua nằm ngủ mộng thấy hai vị thần cùng binh mã đến yết kiến nhà vua và tâu
rằng: “Thần là người trang Văn Cú tên là Đống Đa, Đống Trúc, là tướng triều Đinh,
sau khi hóa, Thượng Đế thương xót bậc trung nghĩa, nên đã ban sắc phong làm
Phúc thần. Nay nguyện theo vua xuất chinh âm phù để đánh thắng giặc”, tâu xong
hai người biến mất. Nhà vua tỉnh giấc biết mình nằm mộng có thần giúp đỡ. Sau đó
vua bình được Chiêm Thành, nhà vua lệnh cho dân trang Văn Cú phụng thờ hai
Ngài. Nhà vua ban sắc tặng cho hai Ngài là “Đại Vương”. Sau vua lại gia tặng cho
Ngài Đỗ Quang là “Hiển ứng”, Đỗ Minh là “Anh uy”. Niên hiệu Hồng Đức năm đầu
(1470), vua Lê Thánh Tông sắc gia tặng mỹ tự cho Đỗ Quang là “Chiêu cảm”; Đỗ
Minh được gia tặng mỹ tự “Trung liệt”.
Sắc phong cho Ngài Đỗ Quang: “Đống Đa Hiển ứng Chiêu cảm Đại vương”;
sắc phong cho Đỗ Minh: “Đống Trúc, Anh uy, Trung liệt, Đại vương”
Tính theo âm lịch, ngày mừng thắng trận của hai Ngài, 12 tháng 2. Những
chữ nhất thiết phải cấm dùng và cấm phát âm là Quang và Minh.
Đình Văn Cú, tương truyền được khởi dựng vào thời Hậu Lê, thế kỷ XVII-
XVIII. Do binh lửa chiến tranh và thăng trầm của lịch sử ngôi đình đã bị xuống
cấp, chỉ còn lại một phần hậu cung. Cuối những năm 90 của thế kỷ trước, người
dân xây dựng lại ngôi đình trên nền đất cũ. Đình Văn Cú nằm trên khu đất rộng
rãi thoáng mát, đình nhìn về hướng Nam, hướng đắc địa về phong thủy, phù hợp
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 192