Page 197 - Di san van hoa An Duong
P. 197
ĐÌNH VĂN Xá, Xã QUốC TUấN
ình Văn Xá tọa lạc thôn Văn Xá, xã Quốc Tuấn, huyện An Dương,
Đthành phố Hải Phòng.
Quốc Tuấn là tên một đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện An Dương.
Sách Địa chí Hải Phòng (1990), mục danh sách số lượng và sự thay đổi các tổng
xã thôn của huyện An Dương và An Hải dưới triều Nguyễn (1802-1945), địa phận
xã Quốc Tuấn ngày nay thuộc tổng Điều Yêu, gồm có 10 xã: Đào Yêu, Đào Yêu
Thượng, Đào Yêu Hạ, Đào Yêu Đông, Đào Yêu Trung, Nhu Điều, Tri Yếu, Hi Tái,
Xích Thổ. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), xã
Quốc Tuấn được thành lập gồm 4 thôn: Nhu Kiều, Kiều Thượng, Kiều Hạ và Văn
Xá. Xã có vị trí địa lý: Phía Bắc giáp xã Đặng Cương, Lê Lợi; phía Đông giáp xã
Hồng Thái; phía Tây và Tây Nam có sông Lạch Tray bao bọc.
Theo thư tịch cổ, vào thời Bắc thuộc, khu vực xã Quốc Tuấn ngày nay đã có
dân cư sinh sống và ổn định làng xã vào khoảng thế kỷ thứ VII, VIII với các làng đầu
tiên là Nhu Điều và Kiều Thượng, được hình thành ven sông Lạch Tray, sinh sống
bằng nghề đánh bắt cá và trồng lúa nước. Điều này được phản ánh qua sự kiện lịch
sử là dân cư ở đây tham gia vào cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan kéo dài trên 10 năm
từ 713 đến năm 724, góp phần duy trì và kế tục sự nghiệp cứu nước của vị vua họ
Mai trong thời gian cuối với hai nhân vật là Mai Thị Cầu và Mai Kỳ Sơn. Phát huy
truyền thống vốn có từ lâu đời, ở các thời kỳ lịch sử tiếp theo, cộng đồng dân cư
Quốc Tuấn tiếp tục sự nghiệp xây dựng quê hương làm nên trang sử hào hùng
chống giặc ngoại xâm sau này, đặc biệt là trong các cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh dựng làng, giữ nước, những người
dân Quốc Tuấn đã xây đắp nên những truyền thống quý báu, trong đó có truyền
thống văn hoá mang đậm nét bản sắc văn hoá dân tộc. Điều này được thể hiện ở
những di tích cổ, đó là những đình, chùa, đền, miếu được xây dựng và gìn giữ
trong các thôn của xã.
Đình Văn Xá được xây dựng từ khá lâu, muộn nhất là vào thời Nguyễn (đầu
thế kỷ XX). Theo truyền ngôn, với 36 suất đinh được huy động đến đời vua Duy
Tân thứ 3, năm Kỷ Dậu (1909), đình Văn Xá chính thức được cất nóc và trở thành
197 DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG