Page 256 - Di san van hoa An Duong
P. 256

ĐÌNH NAM, Xã NAM SƠN





                         ình Nam, còn gọi là đình Lương Quán, thuộc thôn Lương Quán, xã

                   ĐNam Sơn, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. Đình Nam, tức là
              đình ở phía Nam của làng Lương Quán trước đây, cũng là cách gọi để phân biệt
              giữa các đình trong cùng một làng. Do trước đây làng Lương Quán có ba đình:

              đình Trung, đình Thượng và đình Nam.

                   Từ trung tâm thành phố Hải Phòng bằng nhiều ngả đường và phương tiện
              khác nhau đi khoảng 12 km, du khách về trụ sở Ủy ban nhân dân xã Nam Sơn. Từ
              đây hỏi về đình Nam, thôn Lương Quán sẽ được người dân chỉ đến di tích cách đó

              khoảng 2 km.

                   Lương  Quán  (涼舘),theo  Hán  tự  có  nghĩa  là  quê  hương  mát  lành.  Lương
              Quán trước kia là xã thuộc huyện Giáp Sơn, (chữ hiệp 峡 còn có âm đọc là giáp),
              phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Đầu thời Nguyễn, Lương Quán là xã thuộc tổng

              Quỳnh Hoàng, huyện Giáp Sơn, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Niên hiệu Minh
              Mạng triều Nguyễn, thành lập phủ Kiến Thuy. Năm 1902 thành lập tỉnh Phù Liễn,
              năm 1906 đổi tên là tỉnh Kiến An. Niên hiệu Duy Tân (1907 - 1916), xã Lương

              Quán thuộc tổng Quỳnh Hoàng, huyện An Dương, phủ Kiến Thụy, tỉnh Kiến An.
              Tổng Quỳnh Hoàng có 8 xã: Quỳnh Hoàng, Vật Cách Thượng, Vật Cách Hạ, Cống
              Hiến, Quỳnh Bảo, Hoàng Lâu, Cam Lộ và Lương Quán. Năm 1901 Cống Hiến đổi

              thành Cống Mỹ, Quỳnh Bảo đổi thành Quỳnh Cư.

                   Vùng đất Lương Quán được khai phá muộn nhất vào thời Lý - Trần, thế kỷ
              XI  -  XIII.  Bởi  dải  đất  này,  trong  đó  có  làng  Cam  Lộ,  nơi  sinh  ra  danh  tướng
              Nguyễn Trung Thành đầu triều Hậu Lý (thế kỷ XI), là nơi hoạt động và chịu ảnh

              hưởng ân huệ lớn của ông. Theo các cụ cao niên, truyền ngôn lại, thời Lê - Mạc,
              thế kỷ XVI có những đợt di chuyển của những nhóm cư dân từ huyện Kim Thành
              đến đây khai hoang lập ấp. Sau này có thêm những người từ Thụy Anh (Thái
              Bình), Ninh Giang (Hải Dương)... cùng đến xây dựng làng xã. Trước đây, làng có

              tới 24 dòng họ cùng về tụ cư, nhiều người cùng họ, nhưng ở các nhánh khác
              nhau, như họ Mai có 5 dòng họ, họ Nguyễn Đình có 4 dòng họ, Nguyễn Văn có
              4 dòng họ... Do gia phả, phú ý của các dòng họ bị thất lạc, nên có thể trong

              những nhánh họ trên của làng Lương Quán nhiều nhánh họ có chung nguồn gốc



                                                  DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG    256
   251   252   253   254   255   256   257   258   259   260   261