Page 258 - Di san van hoa An Duong
P. 258
cũng chứng tỏ dân làng giầu có nên mới có những người được học hành, đỗ đạt
tới bậc Trung khoa. Sau này, trong các đợt trùng tu cầu Nghênh Tiên vào năm
1718 và năm 1732, đều dựng bia ghi chép và trong bia khắc ghi nhiều tín chủ xã
Lương Quán tham gia công đức trùng tu, tôn tạo cầu.
Lương Quán trước đây có ba đình: đình Nam, đình Trung, đình Thượng,
trong đó đình Thượng là đình chung đầu tiên của làng Lương Quán), có 2 miếu
(miếu Đất, thờ Chúa Đất và miếu Phù Linh gần bến sông thờ Phạm Tử Nghi) và
2 chùa: chùa Bầu (Linh Quang tự), hiện nay thuộc thôn Cống Mỹ và chùa Thanh
Hương xây năm 1924. Lương Quán có từ chỉ, sau này được di chuyển về gần đình
Mỹ Tranh và thuộc làng Mỹ Tranh. Làng Lương Quán xa xưa có nghề chăn tằm,
dệt vải và nghề làm bánh đa. Trước đây có thời cao điểm, 3/4 hộ gia đình trong
làng làm bánh đa. Bánh đa của làng Lương Quán được mang đi bán ở rất nhiều
nơi trong và ngoài địa phương. Thời kỳ nền kinh tế bao cấp, mặc dù bị kiểm soát,
kiềm chế, nhưng làng vẫn có nhiều người làm bánh đa. Bởi vậy, từ xa xưa ở nơi
đây đã có câu ca:
“Lương Quán thì bán bánh đa
Lương Quy bán vải, Thanh Hà bán rươi”
Ngày nay, do điều kiện, đời sống kinh tế thay đổi nên nghề làm bánh đa của
Lương Quán không tiếp tục duy trì nữa. Một nghề truyền thống của địa phương
chỉ còn lại trong ký ức của người dân.
Từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, xã Nam Sơn bao gồm địa phận của ba
xã: Ái Quốc, Quỳnh Cách và Phan Trinh. Tháng 5 năm 1950 thành lập xã Bắc Sơn
bao gồm các xã: Hà Liễn, Quỳnh Cách, Phan Trinh và Ái Quốc. Tháng 5 năm 1956
xã Bắc Sơn được tách thành hai xã Nam Sơn và Bắc Sơn như ngày nay.
Đình Nam thờ vị thần chủ, Thành hoàng Phạm Tử Nghi. Theo thần tích
lưu tại di tích Lăng miếu Đôn Nghĩa (nơi thờ ông), Phạm Tử Nghi tên húy là
Thành, tên chữ là Tử Nghi, quê ở làng Niệm Nghĩa, huyện An Dương, phủ Kinh
Môn, xứ Hải Dương (nay là phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, thành phố Hải
Phòng). Từ nhỏ, ông nổi tiếng học một biết mười, lại có sức khỏe hơn người.
Lớn lên, ông chăm học tập, luyện rèn võ nghệ, trau dồi binh pháp nên trở thành
người văn, võ toàn tài. Thuở tráng niên, ông đã tập hợp mọi người đắp đê ngăn
nước mặn, mở rộng xóm làng, phát triển sản xuất và chống giặc cướp bảo vệ
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 258