Page 259 - Di san van hoa An Duong
P. 259

quê hương. Một lần ông gánh tiền đóng thuế cho dân làng lên kinh thành, do có
             sức khỏe, ông vác được một cây gỗ lớn cho quan quân triều đình, làm mọi người
             kinh ngạc nên ông đã được yết kiến vua Mạc. Vua Mạc thấy ông có sức khỏe lại
             giỏi võ nghệ, nên giao cho ông diệt trừ 3 con voi dữ ở cánh đồng Nhân gần kinh

             thành mà bấy lâu chưa ai diệt được. Phạm Tử Nghi xin về quê ba tháng để tập
             luyện cách đánh voi. Tại quê hương, ông đắp con đường lớn, dài, hai bên đường
             có các ụ đất lớn, lúc tập luyện võ, ông hét to, vung gậy gạt san bằng. Người

             đương thời cảm phục sức khỏe phi thường của ông gọi “Ông tướng Thiên Lôi”,
             đường ông đắp đã thành cổ tích, ghi trong sách sử. Hiện nay con đường đó là
             phố Thiên Lôi thuộc địa bàn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Sau ba tháng

             tập luyện, ông đi diệt ba con voi dữ, hai con bị chết, một con bị thương nặng.
             Đánh thắng ba con voi dữ, ông được vua phong làm “Đại tướng quân”. Ông là
             võ quan cao cấp của triều Mạc có nhiều công lao giúp dân, giúp nước. Một bậc

             anh hùng thời tao loạn, mặc dù là tướng nhà Mạc, triều đại đối địch với nhà Lê,
             song triều Hậu Lê rất kính trọng tài, đức của ông, đã ban sắc phong cho ông làm
             Thành hoàng của nhiều làng.

                   Thần tích về ông nói rằng sau khi bị triều Minh (Trung Quốc) dùng quỷ kế

             phản trắc ám hại, ông đã hiển Thánh làm cho nước Minh không yên. Nhà Minh
             phải làm lễ tế rất trọng hậu đưa tiễn ông như một bậc Công, Hầu về nước. Bè
             chở thủ cấp của ông không ai đẩy nhưng vẫn trôi về nước Nam. Tương truyền

             bè qua các bến sông đều được các nơi dựng miếu thờ và tôn ngài làm Thành
             hoàng làng. Ông thường hiển linh phù hộ cho người dân làm ăn trên sông nước.

             Làng Lương Quán xưa cuộc sống quan thiết với sông nước, làng có bến đò, nên
             xa xưa người dân đã dựng ngôi miếu gần bến đò để thờ Phạm Tử Nghi. Cũng bởi
             vậy sau này người dân dựng đình Nam và rước Ngài Phạm Tử Nghi vào đình

             phụng thờ.

                   Đình Nam là công trình kiến trúc truyền thống, tương truyền được khởi dựng
             vào thời Hậu Lê, thế kỷ XVIII. Đến đầu thế kỷ XX, dòng họ Lê Đức trong làng đứng ra
             hưng công xây dựng lại tòa tiền tế. Đình Nam nhìn về hướng Nam, làm bằng vật liệu

             truyền thống. Đình tọa lạc bên đường trục của thôn. Trước đình, qua trục đường có
             ao đình, dấu tích của một hồ nước lớn của ngôi đình ngày xưa. Từ đường trục thôn
             vào đình Nam, gặp nghinh môn đình làm theo thức cột đồng trụ, chỉ có một cửa đi.

             Qua nghinh môn vào sân đình, sân nhỏ được lát bằng gạch đỏ đều, phẳng.



              259   DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG
   254   255   256   257   258   259   260   261   262   263   264