Page 257 - Di san van hoa An Duong
P. 257

ban đầu trong làng. Nhưng sau này vì lý do nào đó đã tách thành những dòng họ
             riêng  rẽ  như  ngày  nay.  Việc  chia  tách  thành  những  nhánh,  dòng  khác  nhau,
             nhưng không ghi nhớ được gốc, cũng chứng tỏ cư dân và làng Lương Quán đã có
             sự tụ cư từ rất lâu đời. Cũng vì mảnh đất hình thành từ xa xưa lại nằm bên một

             sông lớn, nên vị thần chủ của đình Nam, làng Lương Quán phụng thờ là Phạm
             Tử Nghi. Phạm Tử Nghi người làng Niệm Nghĩa, huyện An Dương, một nhân vật
             lịch sử nổi tiếng thế kỷ XVI, ông cũng là vị thần rất linh thiêng trong tín ngưỡng,

             tâm linh của nhân dân. Trong văn bia “Khởi công tu tạo cầu Nghênh Tiên” (cầu
             ở khu vực Cầu Rế ngày nay, có 38 gian là cây cầu lớn, nổi tiếng của huyện An
             Dương thời xưa), dựng tháng 11 niên hiệu Chính Hòa thứ 25 (1704), khắc ghi

             nhiều tập thể, cá nhân tham gia công đức trùng tu cầu, trong đó đã ghi tập thể
             thôn Đông xã Lương Quán công đức 3 quan tiền. Về cá nhân, xã Lương Quán có
             một số người tham gia công đức như: Hội chủ, Trưởng Phủ sĩ Phạm Thiện Giáo,

             tự Phúc Tín cùng vợ Hoàng Thị Niên công đức 10 quan; sinh đồ Phan Thời Danh
             công đức 3 quan; Hội chủ Phạm Lương Tiến công đức 5 quan; sinh đồ Phan Điều
             Vũ công đức 1 quan… Như vậy, qua ghi chép trên bia đá nêu trên, thời đó xã
             Lương Quán dân số đã khá đông nên đã phân chia thành nhiều thôn và trong xã

             có những người đỗ đạt Trung khoa (Sinh đồ, thời Nguyễn gọi là Tú tài). Điều trên



































                                        Đình Nam (đình Lương Quán)



              257   DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG
   252   253   254   255   256   257   258   259   260   261   262