Page 263 - Di san van hoa An Duong
P. 263

lông, đầu cuộn bên hữu nhô lên phần đốc kiếm. Bút, kiếm thể hiện võ công và
             văn trị của bậc thánh thần. Xung quanh cuốn thư tạo thành những diềm lớn,
             diềm chạm thủng, kết hợp với chạm bong kênh, chạm nổi. Diềm trên đầu cuốn
             thư chạm đề tài lưỡng long chầu nguyệt, diềm hai bên chạm đề tài phượng mẫu

             tử (phượng mẹ, con) chầu vào phía trong cuốn thư, mảng diềm phía dươí chạm
             hổ phù. Qua những nét hoa văn tạo tác trên cuốn thư xác định cuốn thư được
             làm cuối thế kỷ XIX.

                   - Bài vị đúc bằng kim loại tổng hợp, có đế, thân và trán. Trên thân đế đúc nổi
             hoa văn hoa cúc, diềm hai bên thân bài vị đúc hoa văn hoa dây, gài thư bút, diềm

             trán bài vị đúc nổi hoa văn vân tụ, đao lửa. Bên trong thân bài vị đúc nổi dòng chữ
             Hán lớn chạy theo chiều dọc thân bài vị: Cảnh Trị Quốc Công Phạm Tử Nghi (景

             治國功范子儀), nghĩa là vào niên hiệu Cảnh Trị (1663 - 1671) vua Lê Huyền Tông,
             lần đầu tiên ban sắc phong thần cho Phạm Tử Nghi là Quốc Công. Hai dòng chữ
             Hán nhỏ hai bên, dòng chữ bên phải đúc: sinh nhật nhị nguyệt, sơ nhất nhật 生
             日二月初一日, dòng chữ nhỏ bên phải đúc: hóa nhật thập tứ, cửu nguyệt 化日十四

             九月, nghĩa là ngày sinh của Phạm Tử Nghi ngày 1 tháng hai, ngày mất 14 tháng
             9. Qua cách tạo tác và hoa văn trên bài vị xác định bài vị được đúc vào thế kỷ XIX.

             Đây là một bài vị, cổ vật độc đáo, đặc biệt, bằng hợp kim duy nhất có trong hệ
             thống di tích của Hải Phòng. Bài vị rất có giá trị trong nghiên cứu về lịch sử và kỹ
             thuật đúc hợp kim của người Việt.

                   Trước đây, hàng năm vào các ngày 14, 15, 16 tháng hai âm lịch dân làng tổ chức
             lễ hội nhân dịp ngày thánh đản. Lễ hội ngoài phần dâng hương tế lễ thánh, dân làng

             còn tổ chức các trò chơi thi đấu như: đi cầu thùm, tổ tôm điếm, tam cúc điếm, chọi
             gà. Ngày nay địa phương có tổ chức tế nam quan, nữ quan, giao lưu văn nghệ giữa
             các làng xã quanh vùng. Dân làng cũng đang từng bước tìm hiểu để kế thừa những

             nét văn hóa truyền thống tốt đẹp trong lễ hội của tiền nhân để lại.

                   Đình Nam là công trình kiến trúc cổ kính làm bằng vật liệu truyền thống  hiếm
             quý trong hệ thống di tích của huyện An Dương. Công trình góp phần làm phong
             phú, đa dạng cho hệ thống kiến trúc gỗ truyền thống có tuổi đời trên một trăm năm

             của huyện. Cùng với những di tích đã được xếp hạng khác của xã Nam Sơn, một địa
             phương có nhiều di tích được xếp hạng nhất thành phố (7 di tích và cụm di tích
             được xếp hạng), tạo nên tuyến tham quan hấp dẫn, đa dạng, phong phú về lịch sử,

             văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng của một vùng quê giầu truyền thống văn hóa.



              263   DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG
   258   259   260   261   262   263   264   265   266   267   268