Page 267 - Di san van hoa An Duong
P. 267

đấu chống lại quan quân nhà Đường diễn ra rất ác liệt, kéo dài hơn 2 năm. Ngày 7
             tháng 12 nghe tin em trai anh dũng hy sinh trên chiến trường, bà đã tự tận trên dòng
             sông của làng Nhu Kiều. Nhân dân tìm kiếm thi thể bà đưa lên bờ, nhưng chưa kịp
             an táng mối đã xông lên thành ngôi mộ lớn. Tương truyền, tại khu vực bà hóa, dân

             làng đã xây dựng miếu thờ bà, miếu đó còn lại đến ngày nay. Hiện nay đình Nhu
             Kiều còn bảo lưu được đạo sắc của vua Khải Định năm thứ 2 (1917), phong cho bà

             là “Trinh uyển, Dực bảo, Trung hưng tôn thần”.

                   Mai Kỳ Sơn sinh ngày 6 tháng 1 (chưa rõ năm sinh). Khi sinh ra tóc ông đã
             bạc trắng như cước nên sau này ông có hiệu là “Bạch Đế” (vị vua tóc trắng).
             Năm 18 tuổi, ông lấy vợ người họ Hoàng làng Nhu Kiều. Khi về bái yết quê

             ngoại ở làng Kiều Thượng, Nhu Kiều, ông đã biếu dân làng 10 lạng vàng để làm
             của công. Sau khi Mai Hắc Đế cha ông bị nhà Đường sát hại, ông đã cùng chị
             gái Mai Thị Cầu tổ chức lực lượng kháng chiến chống lại quân Đường (như nêu

             ở trên). Song do chênh lệch về lực lượng, trong trận chiến đấu vào ngày 7 tháng
             12, ông đã anh dũng hy sinh trên chiến trường. Tương truyền, nơi ông hy sinh

             dân làng đã lập miếu phụng thờ ông. Đình Nhu Kiều còn lưu giữ được hai đạo
             sắc  phong  của  vua  Khải  Định  triều  Nguyễn,  sắc  niên  hiệu  Khải  Định  thứ  2
             (1917),  phong  cho  ông  là  Bạch  Đế  tôn  thần,  sắc  niên  hiệu  Khải  Định  thứ  9

             (1924) gia tặng mỹ tự và phong cho ông phẩm trật thần cao nhất “Túy mục,
             Thượng đẳng thần”.

                   Đình Nhu Kiều tọa lạc ngay bên đường liên thôn của xã Quốc Tuấn, con
             đường trải nhựa rộng rãi, bằng phẳng, góp phần cho mọi người đến với di tích

             thuận tiện, dễ dàng. Ngôi đình nằm gần khu trung tâm của làng Nhu Kiều. Từ
             đường bước vào đình là nghi môn, nghi môn xây kiểu cột đồng trụ, gồm hai cặp
             đối xứng nhau qua trục đường thần đạo. Nghi môn chỉ có một cửa đi chính,

             rộng lớn trên đường thần đạo. Từ cột đồng trụ lớn sang cột đồng trụ nhỏ xây
             tường theo kiểu cánh gà, trên tường đắp phù điêu rồng, phượng. Sau nghi môn
             là sân đình được lát gạch đỏ phẳng, đều. Từ sân bước lên đình qua ba bậc cấp.
             Đình Nhu Kiều là công trình kiến trúc làm bằng vật liệu truyền thống. Đình xây

             theo thức đầu hồi bít đốc, trụ đấu, hồi văn, tay ngai, có mặt bằng kiến trúc chữ
             đinh, gồm năm gian tiền tế và hai gian hậu cung, trong đó có một gian cung
             cấm. Tòa tiền tế, bộ khung chịu lực gồm 6 bộ vì, hai bộ vì gian trung tâm cấu tạo

             kiểu xà đinh ba hàng chân cột, còn các bộ vì khác cấu tạo bốn hàng chân cột.



              267   DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG
   262   263   264   265   266   267   268   269   270   271   272