Page 266 - Di san van hoa An Duong
P. 266

Đình Nhu Kiều thờ bốn vị Thành hoàng: Ngài Quý Minh Đại Vương, Ngài
              Mai Kỳ Sơn, Ngài Mai Thị Cầu và Ngài Phạm Tử Nghi.

                   Theo thần tích còn lưu giữ được của một số di tích đã xếp hạng cấp thành
              phố  thờ  Thành  hoàng  là  Quý  Minh  Đại  Vương  (như:  đình  Trữ  Khê,  phường

              Quán Trữ, quận Kiến An; đình Nhân Mục, xã Nhân Hòa, Vĩnh Bảo; đình Lôi
              Động, Hoàng Động và đình Kiều Hạ cùng xã Quốc Tuấn), tuy có dị bản nhưng
              nội dung thần tích cơ bản về Quý Minh được tóm lược như sau: Quý Minh Đại
              Vương là em Cao Sơn Đại Vương và cùng kết nghĩa anh em với Tản Viên Sơn

              Thánh. Cao Sơn, Quý Minh quê ở động Lăng Xương, phủ Gia Hưng, trấn Sơn
              Tây. Hai ông đều là danh tướng tài ba và tâm phúc của vua Hùng Duệ Vương,

              vua Hùng thứ 18. Tản Viên Sơn Thánh còn là con rể của vua Hùng Duệ Vương.
              Quý Minh là người có nhiều công lao trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đặc biệt
              là trong cuộc chiến đấu chống nhà Thục Phán để bảo vệ nền độc lập của nhà
              nước Văn Lang. Vùng đất Nhu Kiều, Kiều Hạ, Văn Xá, Nhu Thượng... cũng như

              nhiều dải đất khác ở Hải Phòng là nơi Quý Minh trị nhậm, đồn trú đóng quân.
              Tại những nơi đây ông đã trừ dẹp đạo tặc, giữ bình yên cho nhân dân. Ông còn

              giúp đỡ người dân mở mang điền địa, quai đê chống bão lũ, dạy dân cày cấy,
              nuôi trồng. Chính vì vậy, ân huệ của ông ở những địa phương trên với người dân
              rất to lớn. Sau khi Quý Minh hóa, rất nhiều địa phương hưởng ân huệ của ông
              đều dựng đền, miếu thờ và tôn vinh ông làm Thành hoàng làng. Theo thần tích

              của đình Trữ Khê, quận Kiến An, Quý Minh được người dân địa phương lập sinh
              từ, tức là lập đền thờ Ngài khi còn sống.

                   Theo thần tích chép trên bia đá lưu giữ tại đình Nhu Thượng, Mai Thị Cầu,

              Mai Kỳ Sơn là chị em, hai người là con của vua Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế). Mai
              Thị Cầu được phong là Kiều Nương Ngọc Chân Công chúa, Mai Kỳ Sơn được phong
              là Hoàng Thái tử. Làng Kiều Thượng (Nhu Thượng) cùng thờ Mai Thị Cầu, Mai Kỳ

              Sơn. Theo thần tích còn lưu giữ tại đình Nhu Thượng, Mai Thị Cầu sinh ngày 3
              tháng 3 (chưa rõ năm), bà lấy ông Phạm Quỳnh người làng Kiều Thượng. Năm 24
              tuổi, phu quân mất, bà ở vậy. Bà cho dân làng 200 lạng bạc và 12 mẫu ruộng làm

              của công và xây dựng tòa sinh từ. Bà ban phát của cải cho nhiều người, nhất là
              người dân ở hai làng Kiều Thượng và Nhu Kiều. Khi cuộc khởi nghĩa của Mai Hắc
              Đế bị nhà Đường đánh dẹp, bà và người em là Hoàng Thái tử Mai Kỳ Sơn về hai làng

              Kiều Thượng và Nhu Kiều chiêu mộ quân binh để chống lại nhà Đường. Cuộc chiến



                                                  DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG    266
   261   262   263   264   265   266   267   268   269   270   271