Page 270 - Di san van hoa An Duong
P. 270

nhiều mảng chạm khắc với nhiều kiểu thức chạm, phản ánh những đề tài, nội
              dung phong phú, thể hiện tài hoa của các nghệ nhân điêu khắc gỗ thời xưa. Đồng
              thời hàm chứa những khát vọng về cuộc sống thanh cao, an bình, no đủ và hạnh
              phúc của người dân nông thôn Việt Nam thời trước đây. So sánh chung trong

              huyện An Dương, đình Nhu Kiều là một ngôi đình đẹp và còn khá chắc chắn,
              nguyên bản.

                   Trải qua thời gian hàng trăm năm, đình Nhu Kiều vẫn còn giữ gìn được một
              số di vật có giá trị về lịch sử, mỹ thuật như:


                   - Long ngai: Gồm ba cỗ được làm bằng gỗ quý, kích thước, cấu trúc trang trí
              tương tự nhau. Trên long ngai được chạm tinh xảo với các kiểu thức chạm nổi,
              chạm bong kênh, phản ánh các đề tài tứ linh, vân tản, hoa lá thiêng. Long ngai được
              sơn son, thếp bạc, phủ hoàn kim và có niên đại tạo tác đầu thế kỷ XX.


                    - Bài vị, gồm ba bài vị đặt trong long ngai tạo thành một bộ thờ hoàn chỉnh.
              Bài vị được trang trí chạm khắc đẹp với các bộ phận đế, thân, trán. Trên bài vị
              chạm khắc tinh xảo với các đề tài: mặt nguyệt, long, vân, đao lửa... Bài vị được sơn
              son, thếp bạc, phủ hoàn kim và được tạo tác đầu thế kỷ XX.


                   - Trụ đài thắp dầu làm bằng gỗ quý. Đế trụ được tạo hình lân trong tư thế
              phủ phục, ngưỡng thiên. Trên lưng lân là cột trụ, chân cột trụ chạm nổi hình hoa
              sen. Thân trụ chạm bong kênh, chạm nổi tứ linh: long, ly quy, phượng uốn lượn,
              quấn quanh trụ. Đỉnh trụ chạm nổi đầu rồng, lưỡi rồng thò dài về phía trước, tạo

              hình dáng như một chiếc muôi lớn, miệng muôi rộng, có độ vũm sâu để đựng dầu
              thắp. Đài trụ mới được làm gần đây và được sao chép từ đài trụ của đình Nhu

              Thượng. Bởi xưa kia đình Nhu Thượng cũng như đồ thờ tự của đình là của hai làng
              Nhu Kiều và Kiều Thượng.

                   - Sắc phong: Đình lưu giữ được 4 đạo sắc phong: Sắc phong niên hiệu Khải
              Định thứ 2 (1917) 2 đạo, 1 sắc phong cho bà Mai Thị Cầu, 1 sắc phong cho Mai Kỳ

              Sơn. Sắc phong niên hiệu Khải Định thứ 9 (1924), 2 đạo, 1 phong cho Quý Minh
              Đại Vương, 1 sắc phong cho Mai Kỳ Sơn.

                   Tại đình Nhu Kiều hằng năm theo âm lịch có 6 ngày sự lệ: 6 tháng 1 là ngày
              sinh của Mai Kỳ Sơn,  3 tháng 3 là ngày sinh bà Mai Thị Cầu, 20 tháng 8 là ngày

              giỗ Đức Thánh Trần, 20 tháng 9 là ngày giỗ Phạm Tử Nghi, ngày 13 tháng 11 là giỗ
              Đức Thánh Quý Minh, 7 tháng 12 là ngày nhị vị (Mai Thị Cầu, Mai Kỳ Sơn) đồng



                                                  DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG    270
   265   266   267   268   269   270   271   272   273   274   275