Page 273 - Di san van hoa An Duong
P. 273
Phạm Tử Nghi). Niên hiệu Minh Mạng (1820-1840), thành lập cấp hành chính
tổng, xã Kiến Phong thuộc tổng Văn Cú, huyện An Dương. Năm 1837 thành lập
phủ Kiến Thụy, năm 1889 thành lập tỉnh Hải Phòng, năm 1902, đổi thành tỉnh
Phù Liễn, năm 1906, đổi thành tỉnh Kiến An, xã Kiến Phong thuộc tổng Văn Cú,
huyện An Dương, phủ Kiến Thụy, tỉnh Kiến An. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945,
Kiến Phong thuộc xã Đồng Xuân. Từ năm 1950, Kiến Phong thuộc xã Đồng Thái.
Từ năm 1956 đến nay xã Đồng Thái, gồm các thôn: Kiến Phong, Văn Phong, Minh
Kha, Bạch Mai, Tê Chữ và Hoàng Mai.
Kiến Phong (建風), theo Hán tự có nghĩa là kiến thiết xây dựng nên cuộc
sống thịnh vượng. Vùng đất và con người ở Kiến Phong hình thành muộn nhất là
vào thời triều Lý, thế kỷ XII. Bởi thế kỷ XIII, nơi đây đã sinh ra Nguyễn Nhạc,
Nguyễn Giản, anh em sinh đôi, hai ông là tướng quân tham gia chiến dịch Bạch
Đằng năm 1288 đánh quân xâm lược Nguyên Mông. Sau này các ông đều được
tôn làm Thành hoàng làng Kiến Phong.
Xa xưa làng Kiến Phong có 1 đình, 1 chùa (có tên chữ là Tiên Công), 2 miếu
(Miếu Hạ thờ hai Ngài Thành hoàng người quê hương, miếu Cả là cố trạch, thờ
thân phụ, thân mẫu của hai vị Thành hoàng) và 1 văn chỉ.
Kiến Phong là vùng đất do dòng sông Lạch Tray bồi đắp lên. Đến khai hoang
mở ấp đầu tiên có các họ: Nguyễn, Lê, Phạm... các họ trên đã có khoảng trên hai
mươi đời. Một số dòng họ trước đây có từ đường cổ bằng gỗ như họ Lê, họ Phạm.
Người dân Kiến Phong sống chủ yếu bằng nghề canh nông và đánh bắt thủy sản
trên sông và đầm, hồ lớn.
Kiến Phong cũng là quê hương giầu truyền thống yêu nước, chống giặc
ngoại xâm. Truyền thống đó được kế thừa, phát huy từ thời Trần, bởi thời Trần
làng đã có hai vị chiến tướng Nguyễn Nhạc, Nguyễn Giản. Nhân dân Kiến Phong
đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp kháng chiến giải phóng dân tộc. Tổng kết
hai cuộc chiến tranh chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập dân tộc, Kiến Phong
có 4 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 40 liệt sĩ và nhiều thương bệnh binh.
Ngày nay người dân Kiến Phong đã và đang đầu tư chuyển đổi từ sản xuất
trồng lúa sang trồng hoa, cây cảnh như: hoa dơn, cây hoa đào, cây hoa hải đường,
cây quất... Theo hướng trên, kinh tế của địa phương đã phát triển tốt hơn, đời
sống người dân thịnh vượng dần lên. Năm 2008, quê hương Kiến Phong đã trở
273 DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG