Page 278 - Di san van hoa An Duong
P. 278
vị Thành hoàng Nguyễn Nhạc, Nguyễn Giản. Trước lễ hội người dân địa phương đã
chuẩn bị phẩm lễ được sản xuất tại quê hương, như: bánh giầy, hoa quả, thịt lợn
sống cả con... Trong lễ hội có lễ rước thánh từ đình ra miếu Cả (Bến Dịch) xin bát
nhang, sau đó rước sang miếu Hạ, rồi rước về đình mở hội. Vào ngày cuối lễ hội, địa
phương tổ chức tế lễ tạ tại Văn chỉ của làng. Lễ rước thánh có rất nhiều nghi trượng
như: long đình, biển rước, bát biểu, kiệu bát cống... Người rước kiệu thánh phải
tuyển chọn là những trai tân, thanh tú có phẩm chất tốt. Theo truyền ngôn của
người dân, trong nhiều lần rước, kiệu của Đức thánh đã tự nhiên chạy, bay rất
nhanh, không ai theo kịp.
Ngày 10 tháng 2, ngày 5 tháng 9 âm lịch, tổ chức hội lễ tri ân Thành hoàng
Phạm Tử Nghi. Trong dịp hội 10 tháng 2, người dân ba xã Kiến Phong, Xích Thổ,
Hy Tái có lệ rước sắc luân lưu về đình làng các xã, sau đó tổ chức hợp tế Thành
hoàng Phạm Tử Nghi.
Trong các dịp hội lễ ngoài rước thánh, tế lễ, dâng hương, địa phương còn tổ
chức các trò chơi thi đấu như: đi cầu thùm, tam cúc điếm, đấu vật, hát ca trù, hát
chèo sân đình...
Ngày nay người dân địa phương đang từng bước kế thừa, phát huy những
nét đẹp văn hóa trong sinh hoạt lễ hội của tiền nhân để lại.
Đình Kiến Phong thờ các vị Thành hoàng có công với dân, với nước, đặc biệt
trong đó có hai vị là danh tướng thời Trần, người địa phương. Đây là nguồn sử liệu
rất quý để bổ sung vào hệ thống sử sách của Hải Phòng và của quốc gia về những
người con ưu tú, những chiến tướng anh hùng của An Dương tham gia trong
chiến dịch Bạch Đằng năm 1288, tiêu diệt và đập tan mộng xâm lăng của đế chế
Nguyên Mông đối với đất nước ta. Di tích đình Kiến Phong cũng là địa điểm tham
quan, du lịch hấp dẫn về lịch sử, văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân trong
và ngoài thành phố Hải Phòng.
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 278