Page 276 - Di san van hoa An Duong
P. 276

Phổ hiệp, Uông nhuận Nam Hải Trung đẳng thần”, gia tặng “Dự bảo, Trung hưng,
              Trung đẳng thần”. Sắc phong của vua Thành Thái năm thứ 3 (1891) cho Ngài
              “Nam Hải tôn thần”, ban phong “Nhuận trạch, Long triêm, Bác lợi, Uông nhuận,
              Dực bảo Trung hưng Trung đẳng thần”. Sắc phong của vua Duy Tân năm thứ 3

              (1909), ban cho 3 xã Xích Thổ, Hy Tái, Kiến Phong phụng thờ “Nam Hải Trung
              đẳng thần”. Sắc phong của vua Khải Định năm thứ 9 (1924), ban “Nam Hải Đại
              vương kiêm Tổng lưỡng quốc, tiết chế thủy bộ chư doanh, Phò mã, Đô nguyên

              soái, Thành Quốc Công, Trung đẳng thần”, gia tặng “Hoằng hiệp Thượng đẳng
              thần”. Sắc phong của vua Khải Định năm thứ 9 (1924), ban cho 3 xã Xích Thổ, Hy
              Tái, Kiến Phong thờ “Nam Hải Trung đẳng thần”, gia tặng “Hoằng hiệp Thượng

              đẳng thần”.

                   Đình Kiến Phong tọa lạc trên một khu đất cao ráo, nhìn về hướng Nam, ghé
              Đông. Trước đình Kiến Phong là cánh đồng lúa mông mênh, xa xa vọng về dãy núi
              Thiên Văn hùng vĩ.


                   Đình làng Kiến Phong xưa làm bằng vật liệu truyền thống đã bị hủy hoại
              trong quá khứ. Đình Kiến Phong hiện nay được phục dựng lại năm 2008, có
              mặt bằng kiến trúc kiểu chữ đinh, gồm 5 gian tiền tế và 2 gian hậu cung, trong
              đó có một gian cung cấm. Ngôi đình được làm bằng vật liệu truyền thống kết

              hợp với vật liệu hiện đại. Tòa tiền tế mái chéo đao tầu góc, lợp ngói mũi. Trên
              mái được trang trí các đề tài truyền thống, đỉnh giữa bờ nóc đắp lưỡng long

              chầu nguyệt, hai đầu bờ nóc đắp kìm ngậm bờ nóc. Khúc nguỷnh đắp đôi sô
              trong tư thế chạy đến với nhau. Đao mái cong đắp tổ hợp rồng chầu, phượng
              múa, lân cưỡi mây. Các bộ vì của tòa tiền tế làm bằng bê tông cốt sắt, vì bốn

              hàng chân cột, cấu trúc vì nóc thuận chồng hai con, vì nách thuận chồng ba
              con. Trên con thuận, rường đắp nổi đề tài lá lật. Hệ thống cửa chính của tòa
              tiền tế gồm ba gian cửa, cửa đóng theo kiểu cửa cổ, cửa thùng khung khách,

              mỗi gian bốn cánh, kiểu thượng song, hạ bản. Hậu cung ngăn cách với bên
              ngoài bằng hệ thống cửa cung bằng gỗ. Cửa cung giữa là cửa chính ít khi mở,
              vào cung cấm chủ yếu qua hai cửa nách. Tòa hậu cung, bộ khung chịu lực bằng

              bê tông cốt sắt, gồm hai bộ vì, vì hai hàng chân cột, cột quân được bố trí trong
              tường bao che. Kết cấu vì theo kiểu xà quá giang, vì kèo, giá chiêng, các cấu
              kiện không có trang trí. Toàn bộ các bộ vì của ngôi đình được nối kết chặt chẽ

              với nhau thông qua hệ thống xà đai chắc khỏe.



                                                  DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG    276
   271   272   273   274   275   276   277   278   279   280   281