Page 275 - Di san van hoa An Duong
P. 275
linh phù chi thần”. Sắc phong của vua Đồng Khánh năm thứ 2 (1887), ban phong
“Bản cảnh Thành hoàng linh phù chi thần, gia tặng Dực bảo, Trung hưng chi
thần”. Sắc phong của vua Thành Thái năm thứ 3 (1891), ban tặng một ngài là “Uy
linh Thông cảm chi thần”, một vị là: “Bến Dịch Hiển ứng chi thần”. Sắc phong của
vua Duy Tân năm thứ 3 (1909), ban tặng cho hai ngài thần hiệu như sắc đời vua
Thành Thái nêu trên. Sắc phong của vua Khải Định thứ 9 (1924), ban tặng “Dực
bảo Trung hưng, linh phù Uy linh, Thông cảm, Anh liệt, Phu ứng Sơn nhạc Đại
Vương, gia tặng Tùng bạt Trung đẳng thần”; Sắc phong niên hiệu Khải Định thứ 9
(1924), ban tặng “Dực bảo Trung hưng linh phù Bến Dịch Hiển minh Ứng mẫn,
Hoằng tín, Thủy gián Đại Vương tôn thần, gia tặng Uông nhuận Trung đẳng thần”.
Vị Thành hoàng thứ 3, Ngài Phạm Tử Nghi.
Phạm Tử Nghi sinh tại làng Niệm Nghĩa, huyện An Dương, phủ Kinh Môn,
tỉnh Hải Dương. Bởi vậy sau nay ông hiển thần, người dân thường gọi ông là Đức
Thánh Niệm. Ông là người có sức khỏe hơn người, nên được mọi người gọi là ông
Thiên Lôi. Đường ông đắp để luyện tập võ nghệ, sau này gọi là đường Thiên Lôi,
con đường được chép trong mục cổ tích của sử sách thời xưa. Phạm Tử Nghi là võ
tướng triều Mạc, ông đi lên bằng thanh kiếm trận và trở thành bậc đại quan của
Vương triều. Do quan điểm lập người kế vị sau khi vua Mạc Phúc Hải mất, triều
chính nhà Mạc chia thành hai phe phái. Phạm Tử Nghi đứng ở phe đối địch với
Hoàng tộc, cựu thần nhà Mạc. Hai bên tuyên chiến với nhau, sau này do thúc ép
của nhà Minh, ông đã bị nhà Mạc ám hại. Phạm Tử Nghi là vị thánh rất linh thiêng,
Ngài thường phù giúp cho những địa phương có bến sông, biển và làm ăn trên
sông nước. Làng Kiến Phong trước đây có bến Dịch và nghề đánh bắt thủy sản trên
sông Lạch Tray nên cũng mong cầu Ngài phù hộ, do vậy đã tôn vinh Ngài làm
Thành hoàng làng để mong cầu sự phù giúp, che chở của Ngài.
Theo bản khai báo thần sắc của chức dịch làng Kiến Phong, Ngài Phạm Tử
Nghi có những sắc phong gồm: Sắc phong của vua Thiệu Trị năm thứ 6 (1846),
ban cho 3 xã: Xích Thổ, Hy Tái, Kiến Phong cùng thờ Phạm Tử Nghi có duệ hiệu:
“Quảng đại Hoằng thâm, Nam Hải chi thần”, gia tặng: “Quảng đại, Hoằng thâm,
Phổ hiệp chi thần”. Sắc phong của vua Tự Đức năm thứ 33 (1880), ban cho 3 xã:
Xích Thổ, Hy Tái, Kiến Phong phụng thờ “Quảng đại Hoằng thâm, Phổ hiệp, Uông
nhuận, Nam Hải Trung đẳng thần”. Sắc của vua Đồng Khánh năm thứ 2 (1887),
ban cho 3 xã Xích Thổ, Hy Tái, Kiến Phong phụng thờ “Quảng đại, Hoằng thâm,
275 DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG