Page 274 - Di san van hoa An Duong
P. 274
thành đơn vị nông thôn mới và đang từng bước phấn đấu trở thành địa phương
đạt chuẩn “nông thôn mới kiểu mẫu”.
Căn cứ vào bản thần tích, thần sắc do chức dịch làng Kiến Phong khai báo
về trên năm 1938, đình Kiến Phong, thờ 3 vị Thành hoàng: Nguyễn Nhạc, Nguyễn
Giản và Phạm Tử Nghi. Thân thế của các vị Thành hoàng được tóm tắt như sau:
Hai vị Nguyễn Nhạc, Nguyễn Giản:
Thời nhà Trần, tại trang Hoa Phong (sau này là Kiến Phong) có gia đình họ
Nguyễn, ngày 6 tháng 3 sinh ra một bọc, đến ngày 10 tháng 3 nở ra được hai
người con trai. Một vị ở tay trái có chữ “Uy linh Sơn thần”, vì vậy được đặt tên là
Nhạc. Một vị trên đỉnh đầu có chữ “Bến Dịch Thủy thần”, vì vậy được đặt tên là
Giản. Hai người lớn lên tài giỏi nổi tiếng, tin đồn đến tận kinh thành. Vào tháng
2 năm thứ 3 trị vì của vua Trần Thánh Tông (1260), nhà vua sai sứ giả mời hai ông
vào kinh. Sau khi thử tài, vua đã tuyển chọn và ban cho các ông chức Đô đại lang.
Làm quan ở kinh thành, hai ông được nhà vua và mọi người yêu mến, kính trọng.
Sau đó một năm, thân phụ, thân mẫu của hai ông qua đời, hai ông xin về quê để
chịu tang. Hai ông hết lòng kính hiếu phụng thờ cha, mẹ. Sau khi mãn tang, hai
ông tiếp tục về triều phụng sự đất nước. Đến thời vua Trần Nhân Tông, giặc
Nguyên Mông sang xâm lược nước ta, hai ông được cử làm tướng cùng với Trần
Hưng Đạo và Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản đi đánh giặc. Hai ông đánh đâu
thắng đó, nên được vua phong chức Tướng quân, Hiển Vũ Hầu, cho hưởng lương
bổng và cho làng Kiến Phong được miễn trừ sưu thuế. Khi đất nước thanh bình,
vua cấp cho các ngài thuyền rồng, quân lính về thăm quê hương. Tại quê nhà,
hai ông mở yến tiệc khoản đãi quân sĩ, khao lao dân làng và cho người dân 10 hốt
bạc để mua ruộng đất và xây dựng miếu. Đến ngày 6 tháng 12, ông Giản cưỡi
ngựa ra bến Dịch tắm, sóng to, gió lớn nổi lên và ông đã hóa. Quân sĩ về báo với
Nhạc Công. Ông Nhạc nghe tin liền cưỡi ngựa qua bến Dịch, đi đến núi Đẩu, rồi
bay lên mây biến mất. Quân sĩ tâu sự việc lên vua, nhà vua rất thương xót cho hai
vị công thần, nên đã ban sắc phong và chiếu lệnh cho địa phương lập đền miếu
phụng thờ hai ông.
Tại bản khai thần tích, thần sắc của làng Kiến Phong có chép sắc phong của
một số triều vua thời Nguyễn ban tặng cho hai ông gồm: Sắc phong của vua Tự
Đức năm thứ 6 (1853), phong tặng “Bản cảnh Thành hoàng linh phù chi thần”.
Sắc phong của vua Tự Đức năm thứ 33 (1880), ban tặng “Bản cảnh Thành hoàng
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 274