Page 277 - Di san van hoa An Duong
P. 277

Đình Kiến Phong, trải qua
                                                                 thời gian đã bị hủy hoại, nên đồ
                                                                 thờ tự, tế khí cũng bị mất mát,
                                                                 thất lạc. Hiện nay tại đình còn

                                                                 bảo tồn được một số di vật, cổ
                                                                 vật có giá trị về lịch sử văn hóa
                                                                 tiêu biểu sau:

                                                                       - Long ngai, bài vị, hai bộ

                                                                 trong khám thờ lớn đặt tại vị trí
                                                                 cao nhất trong cung cấm. Bài vị
                                                                 đặt trong long ngai, trong bài vị

                                                                 ghi thần hiệu của hai vị Thành
                                                                 hoàng Nguyễn Nhạc và Nguyễn
                                                                 Giản. Long ngai và bài vị được

                                                                 chạm khắc cầu kỳ, tinh xảo với
                                                                 đề tài tứ linh, tứ quý. Toàn bộ
                                                                 long ngai, bài vị được sơn son,

                                                                 thếp  bạc,  phủ  hoàn  kim.  Qua
                                                                 hoa văn tạo tác trên long ngai,
                                                                 bài vị, xác định bộ nghi vệ thờ
                                                                 trên có niên đại thế kỷ XIX.
                                 Tượng thờ
                                                                       -  Bộ  bát  biểu,  biển  rước,
             làm bằng gỗ vàng tâm, có cán dài để bài trí và mang rước trong lễ rước thánh, gồm
             10 cây, trong đó 8 cây bát biểu, 2 biển rước. Bộ bát biểu, biển rước có kích thước
             thuộc loại lớn. Biển rước 2 cây chạm khắc tinh xảo tương tự nhau có hình giống

             chiếc quạt, trên biển rước khắc chữ Nho tĩnh túc (静肅), hồi tị (廻避) (nghĩa là
             phải trật tự, tránh ra xa để đoàn lễ rước thánh đi). Bát biểu có cán, mặt bát biểu
             được chạm thủng kết hợp với chạm nổi, chạm chìm rất tinh xảo. Mỗi bát biểu

             được chạm một biểu tượng của Nho giáo và Lão giáo. Bộ bát biểu biển rước được
             sơn son, thếp bạc, phủ hoàn kim. Qua hoa văn tạo tác, xác định bộ biển rước, bát
             biểu có niên đại đầu thế kỷ XX.

                   Trước năm 1945, tại đình Kiến Phong, âm lịch dân làng thường tổ chức lễ hội

             từ ngày 5 đến 10 tháng 3 âm lịch, nhân ngày thánh đản, lễ hội tưởng nhớ, tri ân hai



              277   DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG
   272   273   274   275   276   277   278   279   280   281   282