Page 269 - Di san van hoa An Duong
P. 269
bằng các hình thức chạm bong kênh, chạm nổi, chạm chìm... rất tinh xảo với các
đề tài phong phú như: tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai), chim muông. Ván lá dong
cũng được chạm chìm đề tài mây, lá. Dưới các bảy hiên được tạo các con sơn để
đỡ bảy. Trên các con sơn cũng được trang trí chạm thủng kết hợp với chạm nổi,
đề tài diệp hóa long, diệp hóa
phượng, vân tản. Hệ thống cửa
chính của đình gồm ba gian,
cửa làm theo lối cổ, cửa thùng
khung khách. Hai tường bao
che mặt tiền gian hồi tiền tế
được trổ cửa sổ hình tròn, bên
trong là chữ thọ cách điệu.
Hệ thống mái đình được
lợp bằng ngói mũi truyền
thống, hai đầu bờ nóc đắp kìm
ngậm bờ nóc. Kìm hình thủy
quái ka ma ra, thần chủ nguồn
nước, đuôi kìm uốn cong như
những đám mây tụ, ước vọng
mưa thuận gió hòa của cư dân
nông nghiệp. Chạy theo bờ giải
của mái đình được đắp đấu và
xây từng đoạn tường hạ cấp dần
xuống dưới, trên góc tường đắp
trang trí tứ linh, hoa dây chữ
triện lá giắt, tạo cho bờ giải
Bài trí thờ tự
mềm mại đẹp mắt. Trước hồi
đình về phía sân xây kiểu tay ngai, phía đầu ngoài tay ngai là trụ biểu. Trụ biểu có
đế kiểu quả bồng, thân trụ tạo khung câu đối, đầu trụ đắp đèn lồng, đỉnh trụ là
nghê ngồi chầu vào cửa đình như soi rọi mọi người khi vào chốn linh thiêng.
Đình Nhu Kiều trải qua thăng trầm của lịch sử, có thời gian đình dùng để
làm kho của hợp tác xã nông nghiệp, làm trường học. Song cho đến nay kiến trúc
ngôi đình vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Trên cấu kiện kiến trúc thể hiện
269 DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG