Page 268 - Di san van hoa An Duong
P. 268

Hai bộ vì gian trung tâm kết cấu vì nóc kiểu chồng rường con nhị, vì nách thuận
              chồng ba con, các con thuận tạo kiểu vỏ măng, đuôi thuận chạm nổi bong kênh
              lá lật, các con thuận được kê trên nhau bằng các đấu vuông thắt đáy, thân đấu
              chạm hoa sen cách điệu. Cột quân hậu của hai bộ vì trung tâm không có mà

              được thay thế bằng xà dọc nối giữa cột cái của vì gian trung tâm với cột cái bộ
              vì tiền của hậu cung. Ngoài ra để bảo đảm độ liên kết vững chắc còn có một kẻ
              góc liên kết đầu cột cái gian trung tâm tiền tế với cột phụ nằm ở phía góc tiếp

              giáp giữa tòa tiền tế và tòa hậu cung. Trên dạ câu đầu hai bộ vì gian trung tâm
              tiền tế ghi lạc khoản năm dựng đình là Bính Dần niên. Tuy ghi năm theo thiên
              can, địa chi, không ghi niên hiệu vua, nhưng qua những nét hoa văn trên cấu
              kiện kiến trúc và qua các vị cao niên trong làng, có thể xác định, đình Nhu Kiều

              được làm năm 1926. Hai bộ vì gian bên cấu trúc bốn hàng chân cột, vì nóc, vì
              nách kết cấu tương tự như bộ vì gian trung tâm kiểu thuận chồng hai con và ba
              con. Đầu dư của các bộ vì gian trung tâm và gian bên được thể hiện kiểu chạm

              lộng, chạm nổi, bong kênh, chạm thủng hình đầu rồng miệng ngậm ngọc. Tóc
              râu rồng dài bay về phía sau, chân rồng chạm nổi rõ móng vuốt. Hai bộ vì gian
              hồi cấu tạo tương tự như các bộ vì gian bên của tòa tiền tế. Song phần đầu dư
              nhỏ bé chỉ là một nghé rường, trên nghé rường chạm nổi lá lật. Vì hồi có thêm

              xà lòng để cùng với hệ thống xà đai liên kết chặt chẽ, khóa vững chắc sáu bộ vì
              của tòa tiền tế với nhau.

                   Tòa hậu cung đình gồm ba bộ vì, các bộ vì đều cấu tạo bốn hàng chân cột.
              Bộ vì ngoài, vì nóc cấu tạo cốn bưng. Trên cốn chạm nổi, chạm bong kênh đề tài

              tứ linh, vân tản, vì nách cấu tạo thuận chồng hai con. Bộ vì giữa của hậu cung, vì
              nóc, vì nách đều cấu tạo cốn bưng. Cốn vì nóc chạm nổi, chạm bong kênh lưỡng
              long chầu nguyệt, vì nóc chạm diệp hóa long chầu vào phía trong đình. Bộ vì hậu

              nằm sát tường hồi hậu cung, vì nóc cấu tạo chồng rường thước thợ, vì nách cấu
              tạo ván bưng. Các bộ vì của tòa hậu cung được liên kết với nhau và liên kết với bộ
              khung tòa tiền tế bằng hệ thống xà đai. Xà đại tạo dáng vỏ măng, to chắc khỏe
              trông đẹp mắt. Toàn bộ hệ thống chân cột được kê trên chân tảng đá xanh. Chân

              tảng cấu tạo giật 5 cấp, cấp dưới hình vuông, cấp giữa bát giác, ba cấp trên hình
              tròn đồng tâm. Năm cấp thể hiện cho ngũ hành, cấp vuông thể hiện cho đất, cấp
              bát giác thể hiện cho bát quái và cấp tròn thể hiện cho trời, như vậy trời đất hội

              hợp, sinh ra bát quẻ và chuyển động hài hòa trong ngũ hành tạo cho ngôi đình
              trường tồn vững chắc với thời gian. Hệ thống bảy hiên của đình được chạm khắc



                                                  DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG    268
   263   264   265   266   267   268   269   270   271   272   273