Page 317 - Di san van hoa An Duong
P. 317

quyết chống lại để cứu dân, cứu nước. Để giúp vua Bà phải có một vị Tiên nữ
             xuống trần. Em gái tôi tên Cống Lang có duyên phận với trần tục. Xin Ngài Sơn
             Thánh cho đầu thai xuống trần để cứu vớt nhân dân Nam quốc”. Sau lời đề nghị
             của Tiên nữ, Sơn Thánh phê chuẩn ngay, nhưng chỉ cho xuống trần 16 năm lại về

             thiên giới. Khi xuống hạ giới Sơn Thánh cho vị Tiên đồng một sợi dây “Võng Tiên
             thẳng” và một bình nước. Tiên đồng giáng xuống trần sẽ đầu thai vào gia đình họ
             Vũ”. Ông Vũ Công Trực chợt tỉnh giấc, biết mình nằm mơ. Sau thời gian đó, vợ

             ông mang thai. Đến ngày vợ trở dạ, ông Trực nhìn lên trời, thấy một đám mây
             đen, trong đám mây có người con gái, đầu đội mũ Vạn Hoa, mình mặc giáp phục,
             lưng đeo hồ lô, tay cầm Võng Tiên thẳng, từ từ bay vào nhà ông. Một lúc sau, ở

             trong nhà, bà Phạm Thị Tân lâm bồn và sinh ra người con gái. Đó là ngày 12 tháng
             6. Một lúc sau mây tan, trời quang, vì thế ông bà Trực đặt tên cho người con gái là
             Mãn Lang. Mãn Lang mới sinh ra đã khác thường, một người con gái đẹp làm cho

             “Ngư trầm, nhạn lạc”, “Bế nguyệt, tu hoa” (đẹp đến mức làm cho cá lặn, chim
             nhạn rơi; trăng ẩn, hoa phải xấu hổ). Mãn Lang lớn lên, thường ở nhà để luyện tập
             binh thư, nghiên cứu binh pháp. Với tư chất thông minh, nên không cần người
             giúp nhiều, nhưng thập bát văn, võ, nghệ đao, thương, cung, nỏ, môn nào Mãn

             Lang cũng điêu luyện. Đến năm 12 tuổi, Cống Lang thấy Thái thú Tô Định người
             Bắc quốc trị nhậm tàn ác, bạo ngược, nên bà mang người thân thuộc đi theo giúp
             Hai Bà Trưng để diệt quân xâm lược. Bà Mãn Lang trở thành nữ tướng dưới cờ Hai

             Bà Trưng và đã lập nhiều chiến công, giành độc lập cho đất nước. Đến năm Mãn
             Lang 15 tuổi, tướng nhà Đông Hán là Mã Viện lại mang quân xâm lược nước ta.
             Mãn Lang làm tướng cầm quân tổ chức chiến đấu với quân Mã Viện, các trận

             đánh giặc do bà chỉ huy đều giành được thắng lợi to lớn. Trong trận công phá của
             giặc vào thành Mê Linh, Trưng Vương đánh giặc ở cửa Tây, Mãn Lang đánh giặc
             ở cửa Đông. Quân ta ở cửa Tây bị giặc công phá, Hai Bà Trưng thế cùng đã tuẫn

             tiết trên dòng sông Hát Giang. Mãn Lang tướng, binh còn ít, thế cô, chúa lại bị
             mất, bà mang quân lui về giữ phủ Hiệp Sơn. Mã Viện tiếp tục đem quân truy kích
             Ngài, Mãn Lang lại đem quân về giữ ở Ninh Sơn. Sau đó Ninh Sơn lại bị giặc
             chiếm, Mãn Lang di chuyển về động Hổ Hồ. Năm ấy Mãn Lang 16 tuổi, bà bị

             người nhà bếp làm phản, dùng thuốc độc ám hại. Duyên ở trần gian đã hết, bà
             mất vào ngày 5 tháng 12. Sau khi Mãn Lang mất, cả gia đình họ Vũ đều tuẫn tiết

             theo. Mãn Lang mất và đã hiển thánh. Vào triều Trần thế kỷ XIII, XIV, đánh giặc
             Nguyên Mông và giặc Chiêm Thành, bà đã âm phù đánh thắng giặc, nên được vua



              317   DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG
   312   313   314   315   316   317   318   319   320   321   322