Page 320 - Di san van hoa An Duong
P. 320
trên chân chạm thao thiết. Thân ngọc lộ tiết diện vuông, cấu tạo như thân của
long đình, ba mặt tạo hai lớp cửa, cửa trang trí chạm khắc theo kiểu cửa võng,
với các đề tài lưỡng long chầu nguyệt, tứ linh, tứ quý, hoa lá thiêng. Mái ngọc lộ
cấu tạo kiểu mái long đình, chồng diêm nóc các, hai tầng tám mái. Mái khum
hình vòm, có đao mái. Các bờ chảy của mái chạm nổi hình rồng uốn khúc, đầu
vươn lên ra ngoài góc mái. Cổ diêm giữa hai tầng mái, chạm thủng hoa văn. Mái
trên của ngọc lộ, góc mái chạm hình vân tản, vân tụ. Đỉnh ngọc lộ chạm hình
tượng nụ hoa đang chuẩn bị nở. Bộ kiệu, ngọc lộ được sơn son, thếp bạc, phủ
hoàn kim.
Trước đây tính theo âm lịch, hằng năm tại đình Mỹ Tranh, người dân địa
phương thường tổ chức các ngày tiết lệ, nhân ngày thánh sinh 12 tháng 6, ngày
thánh hóa 5 tháng 12. Nhưng lễ hội lớn nhất trong năm vào ngày 11 tháng 2, đây là
hội làng Mỹ Tranh. Trong lễ hội, người dân tổ chức rước thánh từ đình ra miếu sau
đó rước về đình để mở hội lễ. Lễ hội ngoài việc tế lễ, dâng hương, người dân còn tổ
chức các trò chơi thi đấu như: đấu vật, chọi gà, đánh cờ người, tổ tôm điếm, hát ca
trù... Ngày nay địa phương đang từng bước gặn đục khơi trong, kế thừa, phát huy
những nét đẹp văn hóa trong hoạt động hội lễ của tiền nhân để lại.
Đình Mỹ Tranh - một công trình tâm linh, tín ngưỡng, nơi bảo tồn những giá
trị truyền thống của làng Mỹ Tranh xưa. Công trình thờ vị Thành hoàng Vũ Cống
Lang, một thiếu nữ chỉ mới bước vào độ tuổi thanh niên, nhưng đã tham gia cuộc
khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Vũ Cống Lang đã trở thành vị chiến tướng anh dũng,
xông pha nơi chiến trường diệt giặc xâm lược Đông Hán. Vũ Cống Lang góp thêm
một hình tượng anh hùng, hào kiệt trong giới nữ nhi hiếm quý của huyện An
Dương, cũng như của thành phố Hải Phòng trong cuộc kháng chiến của dân tộc
ta chống kẻ thù xâm lược ngay từ giai đoạn đầu giữ nước.
Đình Mỹ Tranh góp thêm một địa điểm du lịch hấp dẫn và còn ẩn chứa
nhiều bí ẩn, trong tuyến du lịch lịch sử văn hóa tâm linh bi tráng, nhưng rất oai
hùng của xã Nam Sơn và của huyện An Dương.
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 320