Page 325 - Di san van hoa An Duong
P. 325

chiến của huyện An Dương, của thành phố Hải Phòng đã lấy nơi đây thành địa
             điểm để hoạt động, vận động, tuyên truyền, tổ chức lực lượng kháng chiến. Đình,
             chùa Xích Thổ nằm cận kề nhau ở trên gò đất cao, xung quanh giáp với khu dân
             cư, khuôn viên đình, chùa có nhiều cây cổ thụ rậm rạp, thâm u, thuận lợi cho lực

             lượng kháng chiến che giấu, ẩn nấp. Nhiều cây cao của đình, chùa đã trở thành
             chòi canh gác, quan sát địch của ta khi bọn giặc đi càn quét. Đình, chùa Xích Thổ

             là nơi thành lập các đội du kích, nữ tự vệ, do bà Bùi Thị Thảo, Nguyễn Thị Di, Bùi
             Thị Mâu chỉ huy, luyện tập, canh gác bảo vệ xóm làng. Đội tự vệ nam do các đồng
             chí Nguyễn Bá Sơn, Nguyễn Khắc Trào, Nguyễn Bá Đa chỉ huy đã lấy đình, chùa
             làm nơi ăn ở, tập trung huấn luyện, học tập, canh gác bảo vệ quê hương. Vào

             những năm 1949 - 1950, địch tổ chức nhiều cuộc bắn pháo, càn quét vào làng
             Xích Thổ nhằm phá vỡ cơ sở, địa bàn kháng chiến của ta. Đầu năm 1950, trong

             một trận càn lớn, địch đã bắt được một số cán bộ và nhân dân Xích Thổ, trong đó
             có đồng chí Bùi Đức Tạ, cán bộ kháng chiến. Chúng đã chặt và bêu đầu đồng chí
             ngay trên thềm bậc đá của đình Xích Thổ, hòng uy hiếp tinh thần kháng chiến của

             nhân dân. Tại khu vực khuôn viên và ngay trong đình, chùa Xích Thổ có rất nhiều
             hầm bí mật để nuôi giấu, che chở cho cán bộ kháng chiến. Nhiều lần kẻ thù đã
             càn quét, đào bới hầm bí mật và đã bắt được một số đồng chí kháng chiến của ta,

             như: đồng chí Chủ tịch xã Lưu Văn Uẩn, đồng chí Nguyễn Xuân Hài. Mặc dù bị
             địch tra tấn rất dã man, nhưng các đồng chí vẫn giữ vững khí tiết cách mạng,
             không khai báo. Kẻ thù đã tra tấn, sát hại các đồng chí ngay trên mảnh đất đình,

             chùa quê hương. Trước sự hy sinh anh dũng của các đồng chí, nhân dân và cán
             bộ kháng chiến rất khâm phục, kính trọng, đã làm ca dao tuyên truyền để ca ngợi,
             tôn vinh các ông:


                                    Riêng ông chọn một đường này

                                    Con đường kháng chiến chất đầy gian nan

                                    Hy sinh gian khổ vô vàn

                                    Chết đi giành lại giang san vững bền.

                   Trong thời gian 1952-1953, đình, chùa Xích Thổ là nơi cất giữ tài liệu, nơi
             đưa đón cán bộ, bộ đội, tù hàng binh từ các khu vực kháng chiến ra vùng tự do.

             Đặc biệt trong giai đoạn 1951 - 1954, các đồng chí Đoàn Duy Thành (sau là Uỷ
             viên Trung ương đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Phó Thủ tướng Chính phủ) đã



              325   DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG
   320   321   322   323   324   325   326   327   328   329   330