Page 324 - Di san van hoa An Duong
P. 324
Khi quân Nguyên Mông sang xâm lược nước ta, ông bàn với bạn bè cùng chí
hướng ra gánh việc đời, bảo vệ đất nước. Thời ấy Trần Quốc Tuấn được cử làm
Tổng chỉ huy, thống lĩnh các lực lượng thủy, bộ. Vũ Chí Thắng đến ra mắt Hưng
Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và được tin dùng. Ông thường làm việc bên cạnh
Hưng Đạo Vương. Mỗi khi bàn việc quân, ông đều tham gia ý kiến hay được Hưng
Đạo Vương khen ngợi. Vương tiến cử lên vua Trần, vua Trần phong cho ông chức
Chỉ huy sứ, ủy thác cho ông chăm nom, bố trí doanh trại, đồn lũy ở miền Đông.
Có lần Vũ Chí Thắng cho quân mặc giả quân Nguyên, ban đêm vào trại giặc rồi
đốt lửa làm hiệu để quân ta trong đánh ra, ngoài đánh vào tiêu diệt giặc. Ông
tham gia nhiều trận phục kích tiêu diệt quân địch.
Trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 3 (1287- 1288), Vũ Chí
Thắng đã có những dự đoán tài tình về tình hình di chuyển của quân địch. Ông
đã hiến kế chặn quân giặc ở sông Giá để buộc Ô Mã Nhi phải đi theo sông Đá Bạc
vào trận địa bày sẵn của ta ở sông Bạch Đằng. Vũ Chí Thắng là tướng quân vừa có
tài, vừa có đức. Lúc làm việc nơi màn trướng, ông là người tham mưu giỏi. Khi ra
trận ông luôn đứng hàng đầu, chiến đấu mưu trí và anh dũng. Ông được phong
đến chức “Điện tiền Đô chỉ huy sứ” kiêm “Chưởng cấm binh”. Khi tuổi cao về hưu
trí nơi quê nhà ông đã bỏ tiền của để tập hợp, tổ chức lưu dân các nơi đến mở
mang, khai khẩn điền địa giúp cho người dân có đời sống ấm no, hạnh phúc. Khi
qua đời, ông hiển thánh trong lòng nhân dân, được người dân lập đền thờ làm
Phúc thần. Tại đình Dư Hàng, phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân còn lưu giữ
đạo sắc phong của vua Duy Tân năm thứ ba (1909) có đoạn ghi: “Sắc chỉ cho xã
Hàng Kênh, huyện Hải An, tỉnh Hải Phòng... Trước đây đã ban cho Vũ Công, chức
Chỉ huy sứ là bậc thần, trải qua các tiết lễ đều có sắc phong ban để phụng thờ... ”.
Hiện nay đình Từ Vũ, phường Hàng Kênh, đình Đông, phường Đông Hải, đều
thuộc quận Lê Chân phụng thờ Vũ Chí Thắng.
Vị thần thứ 4 có duệ hiệu là “Hiển tuệ, Địch cần, Vĩ tích, Đoan túc, hộ quốc
chi thần”, hiện chưa tìm được thân thế sự nghiệp của Ngài, trong truyền ngôn dân
gian của địa phương cũng không có.
Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 và trong kháng chiến chống Pháp, làng
Xích Thổ xung quanh là đầm hồ, nước rộng mênh mông, lau, lác rậm rạp. Đi ra và
vào làng chỉ có ba con đường nhỏ, hẹp sang các làng Kiều Đông, Hoàng Mai và Tê
Trữ. Chính vì vị trí địa lý và địa hình trên, nên các đồng chí cách mạng, kháng
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 324