Page 323 - Di san van hoa An Duong
P. 323
- Ngài Hiển tuệ, Địch cần, Vĩ tích, Đoan túc, hộ quốc chi thần.
Theo cuốn “Từ điển bách khoa địa danh Hải Phòng”, so sánh đối chiếu với
duệ hiệu của các vị Thành hoàng, làng Xích Thổ thờ vị Thành hoàng thứ nhất là
Ngài Phạm Tử Nghi. Ông là danh tướng thời Mạc (thế kỷ XVI), được rất nhiều địa
phương thuộc huyện An Dương, cũng như thành phố Hải Phòng phụng thờ. Đặc
biệt là vùng đất huyện An Dương cũ, như: đình Vĩnh Khê, xã An Đồng, đình
Quỳnh Hoàng, xã Nam Sơn, đình Nam, xã Nam Sơn.
Vị Thành hoàng thứ 2 là Ngài Nguyễn Trung Thành, tướng quân thời Lý, thế
kỷ thứ XI. Ngài có duệ hiệu là Đương cảnh Bản thổ linh phù chi thần. Ngài người
làng Cam Lộ, nên người dân thường gọi là Đức Thánh Cam Lộ (Cam Lộ nay thuộc
phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng, Hải Phòng). Ngài có công lao đánh giặc
xâm lược bảo vệ đất nước và giúp người dân ở các trang ấp vùng Cam Lộ, như:
Cách Hạ, Cách Thượng... Thần tích của làng Cam Lộ chép có tới 7 địa phương thờ
ông làm Thành hoàng làng.
Vị thần thứ 3 là Ngài Trần triều Chỉ huy sứ Vũ tướng công. Trong thời gian
gần đây qua nghiên cứu, đối chiếu tài liệu lịch sử của một số địa phương như: Dư
Hàng, Hàng Kênh, Xích Thổ... mới tìm hiểu được rõ, Ngài tên là Vũ Chí Thắng,
một danh tướng triều Trần, thế kỷ XIII. Ngài Vũ Chí Thắng được phụng thờ tại
đình Xích Thổ là do những người dân họ Nguyễn, làng Hàng Kênh đến nơi đây
khai hoang, mở địa, nên đã mang theo Thành hoàng của quê hương mình đến nơi
ở mới để thờ. Hiện tượng người dân di cư mang theo Thành hoàng đến vùng đất
mới để thờ rất phổ biến đối với người dân đồng bằng Bắc bộ thời xưa.
Theo ngọc phả làng Hàng Kênh bằng chữ Hán được sao chép vào đầu thế kỷ
XX, thần tích Ngài Vũ Chí Thắng được tóm lược như sau:
Vũ Chí Thắng còn gọi là Vũ Vạn Thắng, sinh ra và lớn lên tại làng Hàng
Kênh, huyện An Dương, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, nay là phường Hàng
Kênh, quận Lê Chân, Hải Phòng. Thuở nhỏ, Vũ Chí Thắng khôi ngô, tuấn tú,
khảng khái khác thường. Ông là người có chí lớn, ham mê đọc sách, học tập binh
pháp. Ông lại có sức khỏe hơn người, tinh thông cả văn chương lẫn võ nghệ. Ông
thường đi khắp nơi trên đất nước vẽ bản đồ, ghi đủ tên núi, tên sông, chú thích cả
đường thủy, đường bộ, đường cái, đường tắt trên bản đồ rồi treo lên tường để
hàng ngày nghiên cứu, ghi nhớ.
323 DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG