Page 448 - Di san van hoa An Duong
P. 448
Lễ hội Bơi trải Ngọ Dương khác với các lễ hội bơi trải trong vùng và địa
phương khác như: Hội làng Gia Lộc (huyện Cát Hải); Ngọc Hải, Ngọc Xuyên,
Bàng La (quận Đồ Sơn) gắn với nghề nghiệp đi biển hoặc thờ cúng thuỷ thần; lễ
hội đua thuyền rồng trên biển, trên sông huyện Cát Hải vào ngày 1 tháng Tư
hằng năm; kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm làng cá; hội thi đua thuyền cầu mưa ở
xã Đoàn Lập, Đại Thắng, Tiên Thanh, Toàn Thắng (huyện Tiên Lãng); lễ hội bơi
trải đứng chùa Keo Hành Thiện (Nam Định) nhằm tưởng nhớ đức thánh Dương
Không Lộ...
Những khác biệt trong Bơi trải Ngọ Dương với bơi trải/bơi thuyền/đua
thuyền của các địa phương nêu ở trên là: Ở các lễ hội bơi thuyền được tổ chức
nhằm thể hiện tinh thần thể thao, thượng võ, hoặc diễn lại cảnh tập trận thuỷ
quân thì thường thiên về tốc độ bơi của các đội bơi. Nhưng lễ hội Bơi trải Ngọ
Dương là sự kết hợp giữa tốc độ và kỹ thuật bơi khéo léo. Bởi trong quá trình bơi
trải ở Ngọ Dương đòi hỏi phải bơi các “vòng đơn và vòng kép”. Nếu không có kỹ
thuật bơi tốt, các trải rất dễ bị lật thuyền hoặc phải bơi vòng rộng, xa, mất thời
gian và có thể còn bị va chạm nhau trong quá trình bơi.
Những ngày cuối của lễ hội diễn ra:
- Ngày mùng 3 tháng Giêng:
+ Buổi sáng: Dân làng và khách thập phương ra đền lễ Thánh.
+ Buổi chiều: 5 đội bơi trải tranh giải trên sông. Thể lệ và cách thức bơi trải
như ngày mùng 2.
+ Buổi tối: tổ chức biểu diễn văn nghệ tại đền.
- Ngày mùng 4 tháng Giêng:
Dân làng và khách thập phương dâng hương lễ Thánh. Tổ chức các trò chơi
dân gian trong không gian đền như: Cầu thùm, cờ người, đập niêu đất, bịt mắt
bắt dê...
- Ngày mùng 5 tháng Giêng: Tống tịch, kết thúc lễ hội.
+ Buổi sáng: đoàn tế thực hành tế thần.
+ Buổi chiều: 5 đội bơi trải thi chung kết tranh giải trên sông. Thể lệ và cách
thức bơi trải như ngày mùng 2.
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 448