Page 101 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 101

Phaàn I: Ñòa lyù töï nhieân, ñòa lyù haønh chính vaø daân cö    101



                                                     CHƯƠNG III
                                        DÂN CƯ, DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG




                  I. Dân cư, dân số và quá trình tăng trưởng dân số

                  1. Dân cư

                  Nằm ở vùng cửa sông Bạch Đằng, nơi có vị trí quan trọng trong việc giao lưu, chuyển
               tiếp giữa vùng ven bờ biển Đông Bắc và châu thổ Sông Hồng, ngay từ sớm, Quảng Yên
               đã là khu vực có sự xuất hiện của cư dân Việt cổ.

                  Tại di chỉ khảo cổ Đầu Rằm, thuộc xã Hoàng Tân, Quảng Yên, các nhà khảo cổ tìm
               được nhiều hiện vật bằng đá như: rìu, bôn, búa, đục, bàn mài, mũi khoan...; các đồ trang
               sức như vòng đá, khuyên tai, hạt chuỗi, các mảnh gốm, các hiện vật bằng đất nung,
               đồng, xương sừng... chứng tỏ khu vực này là nơi chế tác và trao đổi công cụ lao động
               bằng đá, gốm, đồng của người nguyên thủy thời đại Kim khí cách ngày nay 3.000 - 3.500
               năm (tương đương với văn hóa Phùng Nguyên giai đoạn muộn). Các di chỉ, hiện vật tìm
               được cũng cho thấy có sự tương đồng với nội dung văn hóa của di chỉ xưởng Tràng Kênh
               (Thủy Nguyên, Hải Phòng). Cư dân Tràng Kênh và Đầu Rằm đều có lối sống đặc trưng
               là khai thác thủy hải sản, đá khoáng vật và thương mại, trao đổi buôn bán biển - lục địa.

                  Đầu Rằm cũng là nơi phát hiện số lượng lớn các hiện vật bằng đồng đặc trưng của
               văn hóa Đông Sơn vùng cửa biển thời đại các Vua Hùng như: thạp, lưỡi cày, kiếm, dao,
               lưỡi câu, vòng tay, trâm cài đầu, mũi tên, rìu, tấm giáp che ngực...; các mảnh vỡ từ đồ
               gốm (gốm Đông Sơn kiểu Đường Cồ) và di chỉ cư trú mộ táng. Sự xuất hiện dày đặc của
               các hiện vật bằng gốm, đồng chứng tỏ đây là nơi tụ cư đông đúc của cư dân bộ Ninh Hải
               nước Văn Lang xưa kia.

                  Những di chỉ, di vật được tìm thấy tại Đầu Rằm đã chứng minh cư dân cổ ở đây đã cư
               trú lâu dài, sinh sống bằng cách kết hợp làm nông nghiệp với đánh bắt cá, bắt nhuyễn

               thể và săn bắt thú rừng. Họ cũng giỏi chế tác công cụ bằng đá nhỏ. Đồ gốm Đầu Rằm
               mang nét đặc trưng của di chỉ Tràng Kênh (Hải Phòng) và hiện vật văn hóa Phùng
               Nguyên, điều này cho thấy vào giai đoạn sớm, cư dân cổ Đầu Rằm đã có quan hệ rộng
               lớn với bên ngoài. Cư dân Đầu Rằm cũng có cuộc sống tinh thần khá phong phú, họ
               quan tâm đến việc làm đẹp (thể hiện qua các đồ trang sức), đến thế giới tâm linh (đồ
               tùy táng)...

                  Bên cạnh Đầu Rằm, các nhà khảo cổ còn tìm thấy các mảnh gốm Đường Cồ thuộc văn
               hóa Đông Sơn tại địa điểm thuộc phạm vi bờ Sông Chanh cổ, đất trại Yên Hưng đời Nhà
               Trần (nay thuộc phường Yên Giang).

                  Thời kỳ Bắc thuộc, khu vực Quảng Yên tiếp tục đón nhận các luồng dân cư từ nhiều
               nơi đến và mở rộng địa bàn cư trú. Các dấu tích của hàng trăm ngôi mộ cổ thời Đông
               Hán trong lòng đất ở các xã, phường của Quảng Yên như Sông Khoai, Cộng Hòa... cho
               thấy Quảng Yên có thể từng là một trong những khu vực hành chính của quận Giao Chỉ
   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106