Page 102 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 102
102 Ñòa chí Quaûng Yeân
thời Đông Hán. Sự dày đặc của các di chỉ mộ táng ở đây nói lên sự giàu có, đông đúc của
cư dân, phản ánh “một nền sống dựa trên thương mại và khai thác thủy sản là chính” .
(1)
Bước vào thế kỷ X, vùng cửa sông Bạch Đằng chứng kiến nhiều trận chiến có ý nghĩa
quan trọng trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của đất nước ta. Năm 938,
trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền lãnh đạo và chỉ huy quân ta đánh tan quân Nam Hán,
chấm dứt thời kỳ hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ cho nước nhà.
Năm 981, tiếp nối chiến lược của Ngô Quyền, vua Lê Đại Hành cho quân mai phục và
đóng cọc trên lòng sông Bạch Đằng, đánh tan cánh quân xâm lược của Nhà Tống, giữ
vững bờ cõi và nền độc lập của nước Đại Cồ Việt.
Đến thế kỷ XII, ở khu vực Hà Bắc hiện nay hình thành một vài làng quê, gọi là
trại Yên Hưng. Năm 1147, vua Lý Anh Tông cho dựng hành dinh ở trại Yên Hưng để
thực thi sứ mệnh, trấn giữ vùng cửa ngõ sông nước thiêng liêng, quan trọng của đất
nước, nơi được coi là đất “yết hầu”, trấn giữ biển đảo, che chắn, bảo vệ cho kinh thành
Thăng Long.
Năm 1237, trại Yên Hưng được vua Trần Thái Tông ban cho anh trai mình là An
Sinh vương Trần Liễu làm ấp thang mộc. Năm 1288, trong trận chiến chống quân xâm
lược Nguyên - Mông, áp dụng chiến thuật từ thời Ngô Quyền, Lê Đại Hành, Trần Hưng
Đạo đã chỉ huy quân đội Nhà Trần đóng cọc trên lòng sông Bạch Đằng, tổ chức mai
phục, đánh bại hoàn toàn đoàn chiến thuyền của quân Nguyên - Mông. Góp sức trong
các chiến thắng trên sông Bạch Đằng có sự tham gia của nhân dân vùng đất Quảng Yên.
Thời điểm đó, nơi đây vẫn là những cánh rừng rậm rạp, cư dân đã cùng quân lính chặt
gỗ làm cọc cắm trên lòng sông Bạch Đằng, đồng thời tham gia vận chuyển lương thực,
vũ khí, tham gia trực tiếp hoặc hỗ trợ quân đội triều đình đánh giặc.
Sau chiến thắng chống quân Nguyên - Mông năm 1288, một bộ phận thủy binh Nhà
Trần được xuất ngũ ở lại sinh sống, dựa vào các gò, đượng cao dựng lán làm nhà, đắp bờ
bao ngăn nước mặn xâm thực, lập ra một số chòm dân cư, tiêu biểu là chòm cư dân Bù
Đìa (sau là làng An Trì, tiền thân xã Hiệp Hòa ngày nay) .
(2)
Thời Trần, khu vực Hà Bắc đã có các làng: Yên Hưng, Văn Lập (sau là Yên Lập), Yên
Cư, Động Linh, Bù Đìa (An Trì - Yên Trì)... Dân cư tập trung đông đúc, có đình, chùa, phố,
nhà trạm, chợ phiên... Khu vực các xã Tiền An, Tân An (làng Bùi Xá), Hoàng Tân, Đông
Mai (xã Khoái Lạc) ngày nay cũng là nơi tụ cư sinh sống của nhiều người, cư dân vừa làm
nông nghiệp, vừa khai thác thủy hải sản, buôn bán trao đổi sản vật tại các chợ làng.
Vùng đất Quảng Yên thời Trần đã sầm uất hơn trước, song về cơ bản vẫn là vùng đất
còn khá thưa dân cư. Hoạt động dân cư Quảng Yên chủ yếu tập trung ở dọc theo đượng
đất kéo dài từ Bến Rừng đến Bến Giang Bắc Sông Chanh (khu Hà Bắc), phương thức
khai canh theo kiểu phát rừng ven sông làm nương, đồng thời quai đê vùng bãi bồi ven
đồi núi mở trại .
(3)
(1) Nguyễn Việt: Văn hóa Bạch Đằng, nền tảng văn hóa vật chất cho hội tụ Quảng Yên, Đô thị Quảng
Yên, truyền thống và định hướng phát triển, sđd, tr.159.
(2) Ban Chấp hành Đảng bộ xã Hiệp Hòa: Lịch sử Đảng bộ xã Hiệp Hòa (1930 - 2020), Nxb. Thông
tấn, Hà Nội, 2020, tr.5-6.
(3) Lê Đồng Sơn (Chủ biên): Văn hóa Yên Hưng - Lịch sử hình thành và phát triển, Nxb. Văn học,
2012, tr.29.