Page 105 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 105
Phaàn I: Ñòa lyù töï nhieân, ñòa lyù haønh chính vaø daân cö 105
Năm 1470, làng An Trì được thành lập (đến đời vua Lê Dụ Tông đổi thành Yên Trì).
(1)
Cũng trong khoảng thời gian cuối triều Lê Hồng Đức, một nhóm cư dân vùng Tả Quang,
Chí Linh đến khai khẩn vùng đất cao phía Tây Bắc xã Hải Triều, lập nên làng Quan
(sau đổi thành làng Hương, thời Nguyễn đổi tên là Hưng Học).
Cuối thế kỷ XV, cư dân ở một số nơi như Bắc Ninh, Đồng Lầm (Hoài Đức), Bích Chu
(Cam Đường)... phát rừng lập làng, đắp đê be bờ ngăn nước Sông Chanh và Sông Khoai,
tạo ra những cánh đồng nhỏ ven chân đồi, chân núi để cấy lúa, hình thành nên làng
Quỳnh Lâu, Khê Chanh.
Đến thời Lê sơ, vùng đất Yên Hưng (Quảng Yên ngày nay) là một trong 3 huyện của
phủ Hải Đông, gồm 25 xã, 1 thôn, 15 trang độc lập, trực thuộc quản lý của quan huyện .
(2)
Như vậy, cho đến thế kỷ XV, bên cạnh những làng xã cổ với cư dân bản địa, trên địa
bàn Quảng Yên đã hình thành những làng xã mới, trong đó việc khai phá khu vực Hà
Nam có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội ở
vùng cửa biển Bạch Đằng trong các thế kỷ kế tiếp. Cư dân với nguồn gốc từ Thăng Long
(Hà Nội) và các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Dương... di cư đến vùng đất Quảng Yên
với thành phần đa dạng gồm: nông dân, thợ thuyền, thợ thủ công, trí sĩ (Quốc Tử Giám
sinh), họ mang theo những phong tục, tập quán từ quê hương gốc, góp phần làm đậm đà
thêm bản sắc văn hóa Quảng Yên.
Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, các đợt khai phá, quai đê lấn biển, lập làng tiếp tục
được thực hiện. Thời Mạc, một số cư dân ở nhiều vùng quê khác nhau sống bằng nghề
chài lưới ở cửa sông Bạch Đằng đến phía Tây làng Lưu Khê khai khẩn đất đai, lập nên
làng Quỳnh Biểu .
(3)
Khu vực xã Hoàng Tân ngày nay, do lớp cư dân từ thời Đông Sơn đến thế kỷ XIV đã
phiêu tán hết, đến thế kỷ XVI, một số cư dân từ Hà Nam, Yên Hưng và một số nơi khác
đến định cư, lập nên xã Hoàng Hà, sau đổi là Hoàng Lỗ.
Tại khu vực phường Đông Mai ngày nay , cuối thế kỷ XVI, một số con cháu dòng họ
(4)
Mạc ở Hải Dương đổi thành họ Đoàn cùng với một số người họ Lại, Lê, Đinh, Hoàng,
Đoàn, Trần, Vũ, Nguyễn... ở các nơi đến phát rừng làm nhà ở, ruộng nương, đắp đê cải
tạo các bãi bồi ở khu đầu nguồn Sông Khoai, Sông Dũi (Sông Con) và Sông Uông, kết
hợp đánh bắt cá sinh sống, thành lập làng “Vạn Trà” gồm 3 xóm: Khoái Lạc, Trại Nghi,
Khe Nữ. Lâu dần dân cư đông đúc, nhiều người khác tới ngụ cư, làng Vạn Trà đổi thành
xã Khoái Lạc gồm 3 thôn: Khoái Lạc, Trại Nghi (sau đổi thành Biểu Nghi), Khe Nữ (gồm
xóm Khe Nữ và xóm Đồng Trong).
(1) Từ thời Trần, khu vực làng Yên Trì đã có cư dân quần tụ, đắp đê ngăn mặn cấy lúa, hình thành
chòm dân cư Bù Đìa. Cuối thời Trần, đầu thời Lê, do ảnh hưởng của chiến tranh chống giặc Minh
xâm lược, đê bị vỡ, ruộng đất bỏ hoang, dân phiêu tán. Đến đời vua Lê Hồng Đức, ông Vũ Tiến Tài
(người xã Phong Lưu) cùng với ông Đào Công Tiến (người làng Yên Trì - Bù Đìa) chiêu tập được 14
người (đứng đầu 12 dòng tộc) cùng gia đình về Bù Đìa tái quai đê lấn biển, mở rộng làng xóm, lập
làng An Trì (Yên Trì).
(2) Theo Nguyễn Trãi: Ức Trai di tập dư địa chí, sđd, tr.43.
(3) Lê Đồng Sơn (Chủ biên): Văn hóa Yên Hưng - Lịch sử hình thành và phát triển, sđd, tr.58.
(4) Địa bàn Đông Mai từ thời Trần (thế kỷ XIII) đã có người cư trú đông đảo, song do những biến cố
lịch sử, thiên tai hà khắc, cư dân xưa ở Đông Mai phiêu tán, ruộng đất hoang hóa.