Page 108 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 108
108 Ñòa chí Quaûng Yeân
Những năm gần đây, nhiều người từ các huyện, tỉnh khác tới làm việc tại các công
ty tư nhân, khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên (Khu công nghiệp Đông
Mai và Khu công nghiệp Sông Khoai đang hoạt động, các Khu công nghiệp Nam Tiền
Phong, Bắc Tiền Phong, Bạch Đằng đang trong giai đoạn xây dựng hoặc hoàn thiện);
đồng thời hàng trăm người Quảng Yên cũng đi làm ăn và sinh sống tại các huyện, thành
phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh, thành trên cả nước như: Hải Phòng, Hà
Nội... Cũng có người học tập, công tác, xuất khẩu lao động hoặc lấy chồng ngoại quốc,
định cư ở nước ngoài. Trong số đó, nhiều người thành đạt và có những thành tích nhất
định trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học, chính trị, quân sự...
Do đặc điểm nguồn gốc dân cư và quá trình hình thành cộng đồng, do vị thế đặc biệt
về địa lý, địa hình đa dạng, kinh tế phát triển cả về nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại - dịch vụ, cùng với nền văn hóa phong phú đã tạo
nên tính cách người Quảng Yên vừa rắn rỏi, mạnh mẽ, mang hơi thở và bản sắc của cư
dân vùng sông nước ven biển, vừa phong nhã, thanh lịch, hiếu nghĩa, giỏi giang, tháo
vát, đậm chất “Kinh kỳ” của xứ Thăng Long xưa.
2. Dân số và quá trình tăng trưởng dân số
Về quy mô dân số
Trải qua những biến động của lịch sử, tài liệu ghi chép về số dân của Quảng Yên
(bao gồm cả thị xã Quảng Yên (cũ) - tỉnh lỵ tỉnh Quảng Yên và huyện Yên Hưng) không
nhiều nên từ năm 1945 trở về trước rất khó xác định được số liệu cụ thể về dân số. Tuy
nhiên, từ các phát hiện khảo cổ học tìm thấy ở Hoàng Tân và dọc theo dải đất cao ven
Sông Chanh cổ, có thể thấy từ thời Lý - Trần đổ về trước, cư dân đã cư trú khá đông đúc.
Minh chứng là sự xuất hiện dày đặc của các hiện vật bằng đá, đồng, các mảnh vỡ từ đồ
gốm và các di chỉ mộ táng trong lòng đất.
Thế kỷ XV, khi đảo Hà Nam được khai phá, cư dân đông dần lên. Theo tác giả Bùi
Viết Hùng, trong bài viết Một số vấn đề về lịch sử làng xã khu Hà Nam, huyện Yên
Hưng, Quảng Ninh qua văn bia in trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 5/1997 đã chỉ
rõ: Từ giữa thế kỷ XV, tại khu Hà Nam đã hình thành 3 xã là Vị Dương, Lương Quy
và Phong Lưu. Năm Hồng Đức thứ 2 (1471), triều đình cho quan về đo đạc ruộng đất ở
vùng này, khi nhắc tới diện tích có đề cập tới vấn đề dân số. Theo đó, xã Vị Dương có dân
số là 247 người, xã Lương Quy 142 người, xã Phong Lưu 647 người. Cuối thời Hồng Đức,
theo bia Hồng Đức nhị thập ngũ niên (1494) và bia Lập thiên trụ bị niên hiệu Chính
Hòa 25 (1704) có thêm xã mới là Hải Triều, dân số 170 người .
(1)
Trong Đồng Khánh địa dư chí, biên soạn những năm 1886 - 1888 ghi chép “đinh số
chính nạp các hạng” huyện Yên Hưng là 552 người , “đinh số” có thể hiểu là số lượng
(2)
nhân đinh, tức những nam giới có độ tuổi từ 18 đến 60.
(1) Bùi Viết Hùng: “Một số vấn đề về lịch sử làng xã khu Hà Nam, huyện Yên Hưng, Quảng Ninh qua
văn bia”, tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 5/1997, tr.53-54.
(2) Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, Philippe Papin: Đồng Khánh địa
dư chí, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2003, tr.396.