Page 109 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 109

Phaàn I: Ñòa lyù töï nhieân, ñòa lyù haønh chính vaø daân cö    109



                  Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhất là sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc
               (1954), quê hương sạch bóng quân thù (1955), nhân dân Quảng Yên, Yên Hưng bắt tay
               vào khôi phục kinh tế - xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định cuộc sống. Các
               lĩnh vực y tế, giáo dục được quan tâm nhiều hơn, sức khỏe người dân được chăm sóc tốt

               hơn. Quy mô dân số tăng dần. Năm 1955, toàn huyện Yên Hưng có 54.092 người, đến
               năm 1960 là 61.307 người.

                  Ngày 02/7/1964, sau khi tỉnh Quảng Ninh được thành lập, lấy thị xã Hòn Gai làm
               tỉnh lỵ, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định đổi thị xã Quảng Yên thành thị trấn Quảng
               Yên và đặt làm huyện lỵ huyện Yên Hưng. Dân số Yên Hưng lúc này bao gồm toàn bộ
               dân số của thị xã Quảng Yên (cũ) và huyện Yên Hưng. Năm 1960, dân số huyện Yên
               Hưng có 61.307 người , đến năm 1964 tăng lên 79.919 người.
                                      (1)
                  Từ giữa những năm 60 của thế kỷ XX, thực hiện chủ trương đi khai hoang, đồng
               bào Yên Hưng, nhất là đồng bào khu Hà Nam về Hoành Bồ, Uông Bí, Đông Triều khai
               hoang, phát triển kinh tế, một số xã của Yên Hưng như Phương Đông, Thượng Yên

               Công chuyển cho thị xã Uông Bí, vì vậy dân số Yên Hưng giảm. Theo số liệu thống kê
               cơ bản tỉnh Quảng Ninh, năm 1964 huyện Yên Hưng có 79.919 người, đến năm 1968 có
               72.876 người (giảm hơn 7.000 người).

                  Năm 1977 (số liệu tính đến ngày 01/10/1977), dân số toàn huyện là 88.921 người, mật
               độ dân số là 285 người/km . Trong những năm 1978 - 1979, một bộ phận dân cư đi Đoan
                                          2
               Tĩnh (huyện Hải Ninh) và Hạ Long, Đài Xuyên (huyện Cẩm Phả, nay là huyện Vân
               Đồn) thay thế người Hoa bỏ đi nước ngoài, do đó dân số giảm, năm 1978, dân số toàn
               huyện giảm còn 85.500 người; đến năm 1979 giảm mạnh chỉ còn 83.258 người (giảm

               5.663 người so với năm 1977).
                  Từ khi thực hiện đường lối đổi mới (1986) đến nay, kinh tế phát triển, chính trị - xã hội
               ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao, đồng thời với sự quan tâm đầu tư cho giáo

               dục, sự tiến bộ không ngừng của y học và khoa học kỹ thuật góp phần giảm tỷ lệ trẻ
               em suy dinh dưỡng, nâng cao tuổi thọ của người dân. Cùng với đó là sự đầu tư mạnh
               mẽ từ các doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước, các khu công nghiệp lần lượt ra
               đời, thu hút một bộ phận dân cư ngoại tỉnh nhập cư, do đó quy mô dân số liên tục tăng.
               Năm 1990, dân số 112.381 người, đến năm 1995 là 125.639 người, năm 2000 là 129.361
               người . Năm 2009, dân số toàn huyện là 132.540 người, năm 2019 là 145.920 người.
                     (2)
               Trong 10 năm (2009 - 2019), quy mô dân số của thị xã tăng thêm 14.528 người, trung
               bình mỗi năm tăng thêm 1.452 người, tỷ lệ tăng dân số bình quân là 1,05%/năm. Tuy
               dân số tăng song tỷ lệ tăng bình quân của thị xã vẫn thấp hơn mức tăng của cả tỉnh
               (1,42%). Tính đến hết năm 2023, dân số toàn thị xã là 152.089 người.


               (1)  Chi cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh: Tình hình phát triển kinh tế và văn hóa tỉnh Quảng Ninh
               1968 - 1973, xuất bản tháng 6/1975, tr.44.
               (2)  Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh: Niên giám thống kê huyện Yên Hưng 2000, xuất bản tháng
               8/2001, tr.22.
   104   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114